| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả nuôi lươn trong bể không bùn

Thứ Tư 21/12/2022 , 17:45 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH So với phương thức nuôi truyền thống trong ao bùn, mô hình nuôi này lươn có tốc độ tăng trọng nhanh, dễ quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển bệnh của lươ.

Từ tháng 8, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Bình đã triển khai hỗ trợ về giống, kỹ thuật để thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể không bùn với quy mô 72m2 tại hộ gia đình ông Trương Công Minh ở xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh.

Để thực hiện mô hình, ông Minh đã đầu tư xây dựng 12 bể xi măng có dạng hình chữ nhật, có mái tôn che nắng, mưa với diện tích mỗi bể 6m2, chiều cao thành bể 0,4 - 0,5m, có hệ thoát nước, bơm nước đầy đủ, mặt trong bể được lát gạch hoa trơn bóng để tránh lươn bị xây xát trong quá trình nuôi.

Empty

Nuôi lượn trong bề không bùn có nhiều thuận lợi trong việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật. Ảnh: NTH.

Lươn được sản xuất nhân tạo, đồng đều, màu sắc tươi sáng, không bị tổn thương, mất nhớt, không đỏ bụng, đỏ rốn, hoạt động nhanh nhẹn, có kích cỡ thả nuôi dao động từ 300 - 500 con/kg.

Mặc dù mô hình chỉ thả 6.000 con giống, tuy nhiên nhờ được các bộ kỹ thuật của Trung tâm KN-KN tỉnh tận tình hướng dẫn quy trình nuôi, cách phòng chống dịch bệnh..., thấy tốt nên gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư thả nuôi thêm với số lượng 20.000 con.

Thạc sỹ Hồ Thị Thủy, Phó Trưởng phòng Chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm KN-KN tỉnh Quảng Bình) cho biết, để nuôi lươn không bùn đạt hiệu quả, ngoài con giống chất lượng thì chế độ ăn, chăm sóc rất quan trọng. Mỗi ngày cho lươn ăn 2 lần với các loại cá tạp, giun, ốc, hến, trùn quế và cám công nghiệp đã được hấp chín; lượng thức ăn cũng được điều chỉnh theo thời gian nuôi, kích thước của lươn để tránh thức ăn tồn đọng lại bể, gây ô nhiễm nguồn nước, sau khi ăn 1 - 2 giờ thì thay nước để khỏi bị ô nhiễm.

Dù mới triển khai nhưng mô hình đã gặt hái thành công. Ảnh: NTH.

Dù mới triển khai nhưng mô hình đã gặt hái thành công. Ảnh: NTH.

Để tăng tỷ lệ sống và nâng cao hiệu quả chăn nuôi, phải thường xuyên bổ sung vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa… thông qua phối trộn cùng thức ăn. Lươn có đặc tính ưa tối, thích trú ẩn, thường sống chui rúc trong bùn... nên khi nuôi trong bể xi măng phải tạo nơi trú ẩn cho lươn bằng cách làm các giá thể bằng dây nilon đen.

So với phương thức nuôi truyền thống trong ao bùn, mô hình nuôi này lươn có tốc độ tăng trọng nhanh, dễ quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển bệnh của lươn. Bên cạnh đó, nuôi lươn trong bể không bùn có thể nuôi với mật độ dày hơn so với nuôi lươn truyền thống, chi phí thức ăn thấp…

Đến nay, lươn sinh trưởng phát triển tốt, thích nghi với môi trường nuôi, tỷ lệ sống ước đạt trên 80%. 

Xem thêm
Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.