| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả bón phân Văn Điển cho cây dâu tằm

Thứ Năm 24/04/2014 , 09:19 (GMT+7)

Phải bón vôi hoặc lân Văn Điển vì nếu không đủ các chất dinh dưỡng, đất chua, úng nước dâu dễ bị bệnh mắt cua. 

Dâu là cây trồng lâu năm, trồng một lần thu hoạch 10 – 15 năm mới phải cải tạo. Dâu trồng 6 tháng có thể cho thu hoạch lá, năm thứ nhất sản lượng bằng một nửa so với năm thứ 2, dâu cho năng suất cao từ năm thứ 2 trở đi. Sản lượng lá dâu bình thường đạt 15 – 20 tấn/ha, nếu đầu tư thâm canh đạt 25 – 30 tấn/ha, do vậy nhu cầu dinh dưỡng của cây dâu rất lớn.

Rễ dâu ăn sâu và rộng 2 – 3m nhưng phân bổ nhiều ở tầng đất 10 – 30cm và rộng theo tán cây. Đất cần tơi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, tầng canh tác dày, mực nước ngầm thấp, thích hợp với đất có tính kiềm độ pH từ 6,5 – 7.

Diện tích trồng dâu cả nước hiện nay dao động khoảng 25.000ha. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng với nghề trồng dâu, nuôi tằm nổi tiếng với diện tích dâu lớn nhất cả nước. Diện tích cây dâu năm 2013: 3.515ha, sản lượng lá dâu 42.781 tấn.

Ông Nguyễn Minh Trường, PGĐ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Dâu chủ yếu trồng trên đất ven sông, ven suối. Nông dân đã có nhiều kinh nghiệm bón phân, hạn chế bón phân đạm vì bón phân đạm nhiều chất lượng lá kém, bệnh tằm nhiều nên phải bón phân cân đối đạm, lân, kali.

Đa số diện tích nhiều năm đã sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển vì phân lân Văn Điển ngoài cung cấp nhiều chất dinh dưỡng còn có CaO (vôi) nhằm giảm độ chua cho đất. Gần đây đã chuyển dần sang bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Bón phân NPK Văn Điển cây dâu tằm phát triển tốt, lá dày và xanh hơn”.

 Lâm Hà là huyện có diện tích dâu lớn nhất tỉnh Lâm Đồng và cũng là huyện có diện tích dâu lớn nhất trong các huyện của cả nước. Diện tích trồng dâu hiện có: 1.500ha, vài năm gần đây huyện đã chuyển mạnh sang trồng giống dâu mới là giống Xa Nhị Luân, năng suất cao gấp 2 – 3 lần, công hái lá giảm 2 – 3 lần so với giống bầu đen.

Ông Nguyễn Trung Sơn, GĐ Trung tâm Nông nghiệp Lâm Hà, người đã gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm nhiều năm rất hiểu về đất và cây dâu: “Đất trồng dâu ở đây chủ yếu là đất đỏ bazan có tính chất chua. Bón phân cho dâu không những liên quan tới năng suất mà còn ảnh hưởng tới chất lượng lá dâu mà chất lượng lá dâu không tốt còn dễ gây bệnh cho tằm. Phải bón vôi hoặc lân Văn Điển vì nếu không đủ các chất dinh dưỡng, đất chua, úng nước dâu dễ bị bệnh mắt cua. Tốt nhất là bón phân NPK vì tỷ lệ đạm, lân, kali và các chất dinh dưỡng khác cân đối để tránh bón đạm nhiều sẽ tăng bệnh gỉ sắt”.

Liên hệ thực tế đúng là phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển phù hợp với cây dâu ở Lâm Đồng vì: phân lân nung chảy Văn Điển ngoài chất dinh dưỡng chính là lân còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất như: vôi (canxi), manhe, silic, đồng, bo, mangan, sắt, kẽm, coban, molipđen… Phân lân nung chảy có tính kiềm (pH 8 – 8,5), không độc hại.

 Phân lân Văn Điển phù hợp với nhiều loại đất, đặc biệt phù hợp với đất chua, đất đồi dốc. Bón phân lân nung chảy Văn Điển có tác dụng cải tạo đất làm cho đất tơi xốp, không làm cho đất chai cứng như các loại phân hóa học khác. Cây trồng được bón phân lân Văn Điển không những mang lại năng suất cao, chất lượng nông sản tốt mà còn làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét và chống đổ.

Các chất dinh dưỡng trong phân lân nung chảy Văn Điển: P2O5 15 – 17%, CaO 28 – 34%, MgO 15 – 18%, SiO2 24 – 30% và các chất vi lượng: B, Mn, Ca, Co, Zn, Fe... Ngoài sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển nên kết hợp hoặc thay thế bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Phân đa yếu tố Văn Điển chuyên dùng cho dâu: 16.8.8 có tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60% gồm: N 16%, P2O5 8%, K2O 8%, CaO 10%, MgO 7%, SiO2 9%, S 2% và các chất vi lượng: Zn, B, Mo…

Trở lại một trong những vùng trồng dâu nổi tiếng của miền Bắc là những huyện ven hai bờ sông Đáy của Hà Nội. Nghề trồng dâu, nuôi tằm truyền thống qua bao đời đã để lại những nét đẹp nên thơ, nên nhạc. Những năm gần đây nghề này gặp nhiều khó khăn có lúc thăng trầm nhưng nơi nào cũng kiên trì giữ được nghề thì vẫn duy trì và phát triển tốt.

Huyện Mỹ Đức có diện tích trồng dâu 44ha, qua trao đổi với một số chủ nhiệm HTX thì năm vừa qua trồng dâu, nuôi tằm lãi hơn trồng lúa, có chủ nhiệm nói là lãi gấp 7 lần. Đất trồng dâu ở Mỹ Đức là đất bãi ven sông Đáy có tính chất chua, cát pha, thịt nhẹ. Hầu hết diện tích lúa ở đây đều được bón phân NPK Văn Điển.

Ông Nguyễn Văn Thái, chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đại Hưng cho biết: “Toàn bộ diện tích dâu được bón phân NPK Văn Điển. Bón phân NPK Văn Điển cây, lá xanh tốt, dâu trẻ lâu, thời gian thu hoạch lá kéo dài, cây khỏe, cứng cáp, lá dày bóng, ít nhựa (lá nhiều nhựa tằm hay bị ủng)”.

Về cách bón phân Văn Điển làm sao cho có hiệu quả. Đất trồng mới: 1ha cần bón 15 – 20 tấn phân hữu cơ, 700kg phân lân nung chảy, nếu đất chua nhiều cần bón thêm vôi… Đào rãnh cho phân hữu cơ, vôi, lân và một phần đất trộn đều sau đó phủ một lớp đất dày 5cm trên mặt và trồng.

Nếu phân chưa hoai mục trộn phân sau 15 ngày mới trồng. Đối với dâu thành thục (diện tích 1 sào 360m2): Lần 1: Khi đốn dâu dùng cuốc, cày xới hai bên rạch sát gốc dâu, sâu 20cm. Dùng 20 – 30kg vôi bột rải xuống rạch để vệ sinh đồng ruộng và phơi rạch khoảng 5 – 7 ngày, sau đó dùng 25kg phân Văn Điển đa yếu tố NPK 16.8.8 chuyên dùng cho dâu rải đều hai rãnh rồi lấp đất lại.

Lần 2: Sau khi bón phân lần 1 từ 2 – 2,5 tháng dùng cuốc bới một bên rạch sâu 10 – 15cm, tùy theo ruộng dâu lâu năm hay ít năm, đất tốt hoặc đất xấu bón 10 – 15kg phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho dâu, rải đều phân theo rạch rồi lấp đất.

Lần 3: Sau bón lần 2 từ 2 – 2,5 tháng, dùng cuốc bới rạch bên kia sâu 10 - 15cm, bón 15 – 20kg phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho dâu.

Lần 4: Sau khi bón lần 3 hai tháng. Mức bón và cách bón như lần 2.

Nguyên PGĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất