| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống trang trại duy trì tái đàn

Thứ Tư 15/05/2019 , 14:30 (GMT+7)

Mặc dù dịch tả lợn Châu Phi đang hoành hành từ Bắc vào Nam nhưng người chăn nuôi ở tỉnh Hà Tĩnh vẫn mạnh dạn duy trì tái đàn lợn.

Gần 430.000 con lợn đang an toàn

Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh chia sẻ, ngay khi Bộ NN-PTNT công bố Việt Nam bị dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), chúng tôi đã xác định phòng dịch như chống dịch, coi như địa phương đã bị dịch để thực hiện các biện pháp “phòng thủ” một cách chủ động nhất, quyết liệt nhất.

15-17-35_nh2
Mặc dù DTLCP đe dọa 2 đầu tỉnh Hà Tĩnh nhưng gần 3 tháng qua, trang trại hộ ông Trần Nghệ Tĩnh (68 tuổi), ở thôn 4, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên đã tái đàn 2.000 con lợn.

Đoàn liên ngành tỉnh được thành lập ngay sau đó, chỉ đạo các huyện giáp ranh tỉnh Nghệ An (đã có 10 huyện bị dịch) gồm Nghi Xuân, Hương Sơn, Đức Thọ lập chốt kiểm dịch, trực gác 24/24h; cấp hơn 10.000 lít hóa chất tiêu độc khử trùng; đồng thời, giám sát chặt chẽ lực lượng hành nghề giết mổ, vận chuyển gia súc trên địa bàn toàn tỉnh. Tuyên truyền, hướng dẫn quy trình phòng chống dịch đến tận các hộ chăn nuôi, xác định người chăn nuôi vừa là chủ thể vừa là lực lượng chính phòng dịch.

Ngoài các giải pháp trên, Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh xử lý tình huống lợn ốm, chết bất thường hết sức kịp thời. Trong thời gian gần 3 tháng qua, đơn vị này đã lấy trên 10 mẫu lợn ốm, chết bất thường gửi xét nghiệm, tất cả đều cho kết quả âm tính với ASF. “Đến thời điểm này, gần 430.000 con lợn trên địa bàn Hà Tĩnh đang an toàn”, ông Hùng nhấn mạnh.
 

Tiếp tục duy trì đàn

Mặc dù đang ở giai đoạn “báo động đỏ”, nhưng theo khảo sát của NNVN, người chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh, đặc biệt là hệ thống trang trại quy mô lớn và vừa vẫn tự tin tái đàn.

Ông Trần Nghệ Tĩnh (68 tuổi), ở thôn 4, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên đang chăn nuôi gia công cho Cty Golden Star (TP Vinh, Nghệ An) với quy mô 6 dãy chuồng (khoảng 6.000 con).

“Kể từ ngày dịch xuất hiện đến nay trang trại của tôi tái đàn được 2.000 con lợn. Mới đây tôi khánh thành thêm 2 dãy chuồng để sắp tới vào đàn cuốn chiếu”, ông Tĩnh nhấn mạnh.

15-17-35_nh3
Các trang trại trên địa bàn Hà Tĩnh đều phòng dịch bằng giải pháp “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Vừa vào đàn 100 con lợn, chủ trang trại ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên Hà Văn Thảo nói: “Toàn bộ con giống trước khi vào đàn được kiểm dịch và nuôi cách ly đúng quy trình.

Đặc biệt, để phòng dịch tôi đã vệ sinh chuồng trại 2, 3 lần trước khi tái đàn cả chục ngày”. Theo ông Thảo, hiện nay giá lợn tại Hà Tĩnh xuống khá thấp, chỉ giao động ở mức 34.000 - 36.000 đồng/kg, cộng với kinh phí phòng chống dịch hàng ngày tương đối lớn, sau khi tính toán cho thấy “nuôi càng nhiều lỗ càng lớn”. Tuy nhiên, nếu không duy trì đàn, ít tháng nữa nhiều khả năng lượng cung sẽ không đủ cầu, giá lợn sẽ tăng cao. Vì vậy ông đánh liều vay vốn ngân hàng tiếp tục tái đàn ổn định, kỳ vọng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh cho rằng, mặc dù bị đe dọa cả hai đầu nam - bắc nhưng gần 3 tháng qua Hà Tĩnh vẫn đang phòng dịch hiệu quả. Vì vậy người chăn nuôi cần bình tĩnh, không quá hoang mang, bán tháo, bán chạy lợn. Không nên tái đàn ồ ạt, đặc biệt là ở khu vực có mật độ chăn nuôi cao, với những trang trại phòng dịch tốt cần cố gắng duy trì đàn lợn. Trước khi vào đàn phải đảm bảo các điều kiện an toàn dịch bệnh tuyệt đối.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.