| Hotline: 0983.970.780

Hào hứng trồng keo lai nuôi cấy mô

Thứ Tư 23/03/2016 , 07:15 (GMT+7)

Mới hơn một năm trồng thí điểm giống keo lai nuôi cấy mô nhưng người dân ở Quảng Nam đã kết, bởi sâu bệnh ít, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao gấp 1,5 lần giống cũ.

Lớn nhanh

Dẫn chúng tôi tham quan 2,5ha keo lai nuôi cấy mô ở đồi Gò Mè, thôn 1, xã Tiên Phong (huyện Tiên Phước) bà Lê Thị Sương, hồ hởi: “Mới trồng 1 năm 2 tháng mà có cây cao đến 4m, cả bàn tay nắm không xuể. Cứ đà này, chừng 3 năm tôi thu hoạch được, nó lớn nhanh như thổi”.

Bà Sương cho hay, tháng 1/2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam hỗ trợ 100% tiền mua giống, cùng với 50% tiền phân bón NPK để trồng. Sau đợt tập huấn, cán bộ khuyến nông hướng dẫn 1 ha trồng 2.200 cây, với mật độ hàng cách hàng 2m. Nhưng ở đây bà con quen trồng dày, do đó bà trồng 2.500 cây/ha.

“Từ ngày trồng đến nay chỉ cắt tỉa cành lá, chưa bón phân mà nó lớn rất nhanh. Người dân trong thôn đến hỏi để mua giống về trồng nhiều lắm, vì từ trước đến nay, keo lai nuôi cấy mô chưa có mặt ở đây. Người dân trong vùng chủ yếu trồng các loại giống keo lai giâm hom”, bà Sương nói.

Chỉ tay về vườn cây đối chứng bên cạnh, bà Sương cho hay, trồng cùng thời gian và được chăm sóc giống nhau nhưng keo lai nuôi cấy mô có đường kính và chiều cao thân cây lớn hơn 1,5 lần so với keo lai giâm hom.

Mặt khác, keo cấy mô có khả năng chống chịu gió bão và sâu bệnh tốt hơn hẳn. Nguyên nhân là do giống cây này sạch bệnh, khi phát triển thì thân lên thẳng, có rễ cọc chắc chắn nên chịu được gió mạnh. Vì vậy, rừng trồng từ giống keo lai nuôi cấy mô rất ít khi bị rủi ro nên giảm chi phí cho người trồng.

“Ở đây, chu kỳ trồng keo thường 5 - 6 năm thu hoạch, nhưng keo cấy mô chừng 3 năm là thu hoạch được. Tuy nhiên, cán bộ khuyến nông có hướng dẫn trồng 7 - 8 năm lúc đó thu hoạch bán gỗ sẽ cho lợi nhuận cao hơn. Tôi mong muốn nhà nước hỗ trợ nguồn giống để người dân phát triển rừng trồng, đem lại hiệu quả cao hơn”, bà Sương kiến nghị.

15-28-05_nh-2
Cùng thời gian trồng nhưng keo lai giâm hom mới cao hơn 1m

Tương tự, ông Lê Phước Trường, ở xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc đại diện cho nhóm hộ trồng 9 ha keo lai nuôi cây mô đánh giá: Đây là giống cây mới cho năng suất, chất lượng. Mặc dù mới trồng hơn 1 năm nhưng so với các giống keo khác thì vượt trội hẳn. Về chiều cao, keo lai nuôi cấy mô cao gấp 1,5 lần, đường kính lớn gấp đôi.

“Từ khi trồng thì 10 cây sống cả 10, chúng sinh trưởng phát triển rất đều. Trong khi keo lai giâm hom thì 10 cây chết 3 - 4 cây, quá trình sinh trưởng phát triển thì cây thấp, cây cao, mỗi 1 ha bán 70 triệu đồng. Keo lai nuôi cấy mô cho thu 120-150 triệu đồng/ha”, ông Trường chia sẻ.

“Đây là giống keo đầu tiên được triển khai rộng ở Quảng Nam, qua những kết quả đạt được để người dân học hỏi nhân rộng. Đặc biệt hơn, trồng keo lai nuôi cấy mô ngoài việc bán gỗ dăm thì để chu kỳ 8 -10 năm thu hoạch gỗ sẽ đem lại giá trị kinh tế cao. Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ 100% giống và 50% tiền phân bón cho các hộ nằm trong mô hình với 35 ha trong năm nay”, ông Danh nói.

Cũng theo ông Trường, đúng là năng suất, chất lượng vượt trội so với các giống thông thường, tuy nhiên giá đầu vào hơi cao. Như keo giâm hom 500 - 600 đ/cây thì keo cấy mô lên đến 2.000 đ/cây. Mặc dù đắt hơn 1.400 - 1.500 đồng/cây, nhưng tính ra nó vẫn đem lại hiệu quả cao hơn. Do rút ngắn được thời gian thu hoạch nên người dân vẫn ưa chuộng.

Tiếp tục nhân rộng

Ông Phan Đăng Danh, cán bộ kỹ thuật, Trung tâm KN-KN Quảng Nam cho biết: Ở nước ta, mô hình nuôi cấy mô đã có nhiều năm nay, một số địa phương đã sớm áp dụng mô hình này và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Còn tại Quảng Nam mô hình trồng keo lai nuôi cấy mô được trung tâm triển khai đầu tiên từ năm 2014.

Ban đầu trồng thử nghiệm 5 ha tại huyện Bắc Trà My và Tiên Phước. Qua đánh giá thấy hiệu quả kinh tế vượt trội, keo lai nuôi cấy mô có tỷ lệ sống từ 90 - 100% tại vườn trồng, trong khi keo lai giâm hom tỷ lệ sống khoảng 70%.

Tốc độ phát triển ở ngoài rừng của 2 loại giống này cũng chênh lệch rõ rệt. Trồng cùng thời gian và được chăm sóc giống nhau nhưng keo lai nuôi cấy mô cho đường kính và chiều cao thân cây lớn hơn 1,5 lần so với keo lai hom.

15-28-05_nh-3
Mới hơn 1 năm tuổi, nhưng đường kính đạt 5 - 7cm

Trong năm 2015, trung tâm tiếp tục triển khai ở 5 điểm thuộc 4 huyện với diện tích 45ha. Trong đó, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước với diện 2,5ha; xã Trà Dương, Bắc Trà My 2,5ha; xã Đại Thạnh, Đại Lộc 9ha; xã A Ró, Tây Giang 9ha; xã Ba, Đông Giang 9ha và Tam Mỹ Đông, Núi Thành 9ha.

Từ thành công bước đầu của việc trồng 50 ha keo lai nuôi cấy mô, trong năm nay trung tâm sẽ triển khai 35 ha tại huyện Hiệp Đức, Phú Ninh, Nông Sơn và Tiên Phước.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.