| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng: Thi tuyển phương án kiến trúc công trình cầu Nguyễn Trãi

Thứ Năm 24/06/2021 , 19:18 (GMT+7)

(TN&MT) - Dự án cầu Nguyễn Trãi là công trình giao thông trong đô thị thuộc nhóm A, cấp đặc biệt bắc qua sông Cấm, bởi vậy đòi hỏi yêu cầu đặc thù về kiến trúc nên cần phải tổ chức thi tuyển.

BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng vừa có Thông báo thi tuyển phương án kiến trúc công trình cầu Nguyễn Trãi với tổng giá trị giải thưởng 100 triệu đồng.

Theo đó, việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc công trình cầu Nguyễn Trãi nhằm lựa chọn phương án kiến trúc tối ưu nhất, thỏa mãn được các yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng công trình đã được phê duyệt.

Yêu cầu về kiến trúc đối với dự án cầu Nguyễn Trãi là: Sử dụng kiến trúc hiện đại, tạo dựng điểm nhấn cảnh quan, đảm bảo hài hoà với không gian kiến trúc, cảnh quan hiện tại hai bên bờ sông Cấm. Ý tưởng đặc sắc và không trùng lặp ý tưởng của các cây cầu hiện có tại Việt Nam và trên Thế Giới.

Công trình kỳ vọng sẽ là một điểm nhấn kiến trúc của thành phố, có ý nghĩa lớn về chính trị và văn hóa, góp phần hoàn thiện kiến trúc đô thị, tạo sự hấp dẫn và quảng bá hình ảnh thành phố Hải Phòng đến với du khách trong nước và quốc tế, đồng thời phương án có tính khả thi trong thi công.

Tổng giá trị giải thưởng là 100 triệu đồng, trong đó 1 giải nhất trị giá 50 triệu đồng; 1 giải nhì 30 triệu đồng; 1 giải ba 20 triệu đồng.

Cơ cấu chấm điểm sẽ theo thang điểm 100, cụ thể, Quy hoạch giao thông, tổ chức không gian: tối đa 20 điểm; Hình dáng kiến trúc: tối đa 50 điểm; Giải pháp kết cấu, công nghệ và hiệu quả kinh tế: tối đa 30 điểm.

Hội đồng thi tuyển sẽ phân tích, đánh giá công khai và lựa chọn phương án dự thi theo quy chế hoạt động của Hội đồng bằng hình thức bỏ phiếu. Căn cứ kết quả xét chọn của Hội đồng thi tuyển, đơn vị tổ chức thi tuyển sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả thi tuyển và đề xuất phương án chọn để cấp quyết định đầu tư phê duyệt và công bố công khai phương án được lựa chọn.

1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi
2. Đơn vị tổ chức thi tuyển: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng
3. Hình thức thi tuyển: Thi tuyển hạn chế
4. Thời gian nộp hồ sơ tham dự sơ loại: Từ ngày 30/6/2021 đến trước 17 giờ 30 ngày 9/7/2021 (trong giờ hành chính)
5. Địa điểm nộp hồ sơ: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng, số 14, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi được Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 22/12/2020.

Cầu Nguyễn Trãi nằm ở vị trí tiếp theo của cầu Hoàng Văn Thụ về phía hạ lưu sông Cấm, thuộc địa bàn phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền và xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên. Kết nối đô thị trung tâm cũ với Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm, huyện Thuỷ Nguyên. Điểm đầu tuyến về phía Bắc của cầu: Kết nối với đường trục chính Bắc - Nam của Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng. Tuyến cắt qua sông Cấm đi qua khu vực Cảng Hoàng Diệu, kết nối và mở động đường Nguyễn Trãi hiện tại với lộ giới 50.5m. Điểm cuối tuyến về phía Nam : Nút giao Ngã 6 Máy Tơ thuộc phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền.

Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt là: 5.375 tỉ đồng; tổng diện tích sử dụng đất: 13.46ha; kết cấu vĩnh cửu; chiều dài khoảng 1.451m; kết cấu là dây văng kết hợp với chiều dài khoảng 500m; bề rộng khoảng 26.5m; trụ tháp dạng kim cương; cầu dẫn khoảng 23.5 m; gồm 04 làn xe cơ giới, 02 làn hỗn hợp; cầu nhánh xuống đường Lê Thánh Tông gồm 02 nhánh: Nhánh A dài khoảng 423m, nhánh B dài khoảng 799m; vận tốc thiết kế cầu chính 80km/h; tải trọng thiết kế HL93; tĩnh không thông thuyền BxH=105x25m, tĩnh không đường bộ chui dưới cầu: H = 4,75 m, tĩnh không đường sắt chui dưới cầu: H = 6m.

Mở rộng đường Nguyễn Trãi đoạn tuyến hiện tại có bề rộng 18m lên thành 41.5m, trong đó mặt cắt của đường dẫn cầu Nguyễn Trãi rộng 23.5 n, lòng đường gom 2 bên cầu rộng 6m, vỉa hè hai bên đường rộng 3m, kết nối với đoạn tuyến hiện tại có bề rộng khoảng 50.5m.

Để thực hiện dự án, dự kiến sẽ xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng theo quy chuẩn hiện hành với tổng diện tích 2.86ha tại khu đất số 3 đường Lê Lai (thửa A16-N0) và dự kiến tại khu đất ngõ 266 đường Lê Lai (thửa A11-N03 và A11-N04)

Cầu Nguyễn Trãi là cây cầu thứ tư bắc qua sông Cấm, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực trung tâm hành chính cũ tại quận Hồng Bàng với trung tâm hành chính mới được xây dựng tại khu đô thị mới Bắc sông Cấm, đồng thời tạo kết nối giao thông từ Cảng hàng không quốc tế Cát Bi sang huyện Thủy Nguyên nơi có Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm và các khu công nghiệp trọng điểm như: VSIP, Phà Rừng, Minh Đức, Đình Vũ.

  1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi
  2. Dự án nhóm: Nhóm A
  3. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hải Phòng
  4. Thời gian thực hiện: 2021-2024
  5. Loại, cấp công trình: Công trình giao thông, cấp đặc biệt

Tải: Quy chế thi tuyển; Quyết định thành lập hội đồng thi tuyển; Nhiệm vụ thiết kế

Xem thêm
Tính toán 'thị trường đường xa' cho cà phê Việt

Trong khi tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cà phê, ngành cà phê Việt Nam đang có những toan tính về thị trường sau khi thuế đối ứng được Hoa Kỳ áp dụng.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kết nối công-tư giải cơn khát lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) góp phần kết nối công - tư để giải cơn khát lao động trước tình trạng thiếu lao động chất lượng và bất cập nơi thừa, chỗ thiếu.

GrowMax được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc cho KHCN Việt Nam

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, GrowMax được vinh danh nhờ các sản phẩm thức ăn chức năng Specific TPD và quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.

Bình luận mới nhất