| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng đã tạo được con giống rươi

Thứ Sáu 22/05/2020 , 12:45 (GMT+7)

Chi cục Thủy sản Hải Phòng đã xác nhận đủ điều kiện ương dưỡng thủy sản cho 1 cơ sở sản xuất giống rươi theo quy định tại Nghị định 26 của Chính phủ.

Anh Giang - chủ 1 cơ sở sản xuất giống rươi ở Hải Phòng kiểm tra con giống. Ảnh: Đinh Mười.

Anh Giang - chủ 1 cơ sở sản xuất giống rươi ở Hải Phòng kiểm tra con giống. Ảnh: Đinh Mười.

Một mũi tên trúng nhiều đích

Hiện tại diện tích nuôi rươi ở Hải Phòng khoảng 1.200ha, phân bố chủ yếu ở 4 huyện An Lão, Tiên Lãng, Kiến Thụy và Vĩnh Bảo, trong đó nhiều nhất là dọc sông 2 huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.

Theo người dân địa phương, nhiều năm nay, rươi đã mang lại cho nhiều gia đình nguồn thu lớn mỗi năm, có hộ thu được cả tấn rươi, trị giá vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên gần đây, việc khai thác đánh bắt rươi quá nhiều và nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến nguồn rươi dần suy kiệt và đã vắng bóng dần. Do đó, rươi thương phẩm xuất hiện trên thị trường ngày càng ít và giá cả được đẩy lên cao, trở thành món ăn đắt đỏ.

Tìm hiểu từ những người nuôi rươi cho thấy, những nơi rươi có thể sinh trưởng là vùng nước lợ, thường những nơi này trồng lúa 1 vụ, giá trị kinh tế không cao, tuy nhiên nếu phát triển nuôi rươi thì lại "ăn đứt" việc trồng lúa. Do đó, việc tạo thành công con giống rươi phục vụ nhu cầu của thị trường, phát triển kinh tế, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân.

Anh Nguyễn Văn Tượng – 1 người đang nuôi rươi từ con giống nhân tạo tại Hải Phòng cho hay: “Đây là năm đầu tiên tôi mua 30 triệu tiền con giống, theo chủ trại giống thì có khoảng 200 vạn con giống. Nhìn mắt thường thì không thấy nhưng qua kính hiển vi thì thấy rất nhiều. Đến thời điểm hiện tại, khu vực nuôi rươi của tôi xuất hiện lỗ rất nhiều, nhiều hơn nuôi tự nhiên. Tôi nuôi 2 mẫu, hàng năm cho 1 tạ rươi nhưng với những gì đang diễn ra thì sản lượng năm nay sẽ tăng lên nhiều hơn. Tôi thấy phấn khởi”.

Một mô hình trồng lúa và nuôi rươi tại huyện Kiến Thụy. Ảnh: Đinh Mười.

Một mô hình trồng lúa và nuôi rươi tại huyện Kiến Thụy. Ảnh: Đinh Mười.

Theo Chi cục Thủy sản Hải Phòng, việc có trại giống tạo thành công giống rươi tại Hải Phòng được xem là mũi tên trúng nhiều đích. Bởi lẽ, khi có con giống, người dân sẽ chủ động trong việc nuôi thương phẩm thay vì dựa vào nguồn giống tự nhiên. Mặt khác, người dân sẽ có nguồn nguyên liệu thường xuyên, số lượng nhiều hơn cho thị trường, theo đó giá sẽ giảm và thông qua môi trường nuôi rươi, người dân hoàn toàn có thể phát triển các nguồn lợi thủy sản khác từ nguồn lợi thức ăn của con rươi.

Sẽ tiếp tục theo dõi

Trao đổi với NNVN, ông Đỗ Đức Thịnh – Chi cục Phó Chi cục Thủy sản Hải Phòng cho biết: Ở Hải Phòng, hiện tại có 2 cơ sở tư nhân làm con giống rươi, 1 cơ sở đã được kiểm tra và đủ điều kiện sản xuất, ương giống, còn 1 cơ sở nữa ở Tiên Lãng đã đăng ký chương trình khoa học công nghệ.

Theo ông Thịnh, năng suất tăng lên, trước thì năng suất từ 20-30kg/1 sào bây giờ có thể lên đến từ 30-50kg/1 sào.

Theo 1 số hộ đang nuôi rươi từ giống nhân tạo, sản lượng hàng năm đã tăng lên rõ rệt. Ảnh: Đinh Mười.

Theo 1 số hộ đang nuôi rươi từ giống nhân tạo, sản lượng hàng năm đã tăng lên rõ rệt. Ảnh: Đinh Mười.

"Ở đây mới có tính chất là thả thêm con giống vào chứ chưa phải là mô hình hoàn toàn là bãi mới và sử dụng con giống sản xuất nhân tạo. Do đó mới chỉ đánh giá được là năng suất tăng lên. Qua tìm hiểu, thấy bà con 1 số hộ lấy giống gần trại giống này phản hồi khá tốt. Rươi là đặc sản nhưng để trở thành quy mô hàng hoá thì chưa. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để có đánh giá chính xác”, ông Thịnh chia sẻ.

Theo tìm hiểu, rươi là loài sinh sản hữu tính, con đực màu đỏ, con cái màu xanh. Con rươi trải qua vòng đời 5 giai đoạn khép kín. 2/3 cơ thể con rươi sau khi giao phối sẽ đứt đoạn nằm dưới lòng đất và tự hủy, hệ thống sinh sản theo con nước nổi lên. Đối với 1/3 thân của con cái gồm cả buồng trứng, còn con đực gồm cả túi tinh. 

Được biết, hiện tại ngoài Hải Phòng, Trung tâm tư vấn và quy hoạch phát triển thủy sản (Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản) và 1 số nơi khác cũng đã tạo thành công giống rươi. Việc tạo ra con giống được các nhà nghiên cứu căn cứ vào vòng đời, đặc tính này của loài này và đây là 1 việc không hề dễ dàng, cần có thêm thời gian để đánh giá. 

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất