| Hotline: 0983.970.780

Hà Nam xuất hiện thêm 1 ổ dịch tả lợn châu Phi

Thứ Bảy 09/03/2019 , 17:07 (GMT+7)

Tại tỉnh Hà Nam, một ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vừa xuất hiện tại xã Chính Lý (huyện Lý Nhân). Như vậy, đến thời điểm hiện tại, tỉnh này đã có 3 huyện xuất hiện dịch với 376 con lợn đã được tiêu hủy đúng quy trình.

Cán bộ thú y phun thuốc khử trùng

Nhận được tin báo của gia đình ông Nguyễn Văn Việt (thôn 1, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân) về đàn lợn có biểu hiện ốm, chết bất thường, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Nam đã xuống trang trại lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm.

Đến ngày 8/3, kết quả cho thấy có 3/3 mẫu bệnh phẩm dương tính với virus DTLCP. Sau khi có kết quả chính thức, ngành chăn nuôi tỉnh Hà Nam đã phối hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy toàn bộ 63 con lợn của gia đình ông Việt theo đúng quy định.

Về phía địa phương, sau khi xuất hiện ổ dịch đã thành lập 2 chốt kiểm dịch nhằm kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra vào địa phương, đồng thời phun thuốc tiêu độc, khử trùng, vãi vôi bột trong và ngoài ổ dịch.

Trước đó, vào ngày 27/2, trên địa bàn tỉnh Hà Nam xuất hiện ổ DTLCP đầu tiên tại xã Văn Xá (huyện Kim Bảng). Và ngày 2/3, xuất hiện thêm ổ DTLCP tại xã Liêm Phong (huyện Thanh Liêm).

  • Tags:
Xem thêm
Lợn chết rỗng chuồng vì dịch tả lợn Châu Phi

TUYÊN QUANG Dịch tả lợn Châu Phi ập đến Tuyên Quang khiến hàng loạt hộ chăn nuôi lâm cảnh nợ nần, không biết bao giờ mới khắc phục nổi.

Dán nhãn giảm phát thải, nâng tầm thương hiệu nông sản

Nhãn giảm phát thải vừa giúp nông sản nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu, vừa đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.

Người phụ nữ dân tộc Giáy thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sản xuất cá giống

LÀO CAI Từ hai bàn tay trắng, bà Hoàng Thị Chắp ở xã Cốc San đã gây dựng mô hình sản xuất cá giống, trở thành điển hình và lan tỏa nghị lực vươn lên thoát nghèo.

Cà phê, cao su trồng trên đất khoán có thể khó xuất khẩu sang EU

Hàng chục nghìn hecta đất khoán chưa rõ pháp lý tại các công ty nông nghiệp có thể khiến nông sản không đáp ứng yêu cầu truy xuất, bị loại khỏi chuỗi cung toàn cầu.

Những lớp học tại vườn và giấc mơ sầu riêng công nghệ cao

TP.HCM Không còn phụ thuộc kinh nghiệm truyền miệng, nông dân Thanh An đang thay đổi tư duy trồng trọt, bắt đầu từ những buổi học giữa vườn sầu riêng.

Mở nghề nuôi cà ra [Bài 1]: Mục tiêu xuất khẩu

Giá thu mua cà ra tại các hộ dân từ 360.000đ/kg đến 420.000đ/kg tùy kích cỡ, trong khi chi phí đầu tư chiếm khoảng 40-45%.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất