| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang: Đẩy mạnh bảo tồn và khai thác cây dược liệu

Thứ Tư 06/05/2020 , 10:35 (GMT+7)

Theo khảo sát, các loài cây được liệu ở Hà Giang phong phú và đa dạng, thuộc 1.101 loài thực vật; trong đó khoảng 51 loài thuộc danh sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng.

Kiểm tra đánh giá mô hình trồng cây dược liệu.

Kiểm tra đánh giá mô hình trồng cây dược liệu.

Nhằm bảo tồn nguồn gen và phát triển các loài cây dược liệu quý, hướng tới là vùng sản xuất chủ đạo các loài cây dược liệu, tỉnh Hà Giang đã triển khai Đề án Phát triển cây dược liệu giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Dự án được Chính phủ phê duyệt và được các Bộ, ngành chức năng của Trung ương thẩm định với qui mô 12.581 ha, trong đó diện tích trồng mới là 5.180 ha. 

Sau hơn 8 năm triển khai (từ năm 2012 đến hết quý I năm 2020), dự án đã mang lại những kết quả bước đầu, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Tính đến thời điểm cuối quý I/2020, tổng diện tích các loài cây dược liệu đã trồng của Hà Giang đạt trên 9.400 ha, chủ yếu là các loại dược liệu như Astiso, Đương qui, Bạch chỉ, Ý dĩ, Thảo quả, Ấu tẩu....

Nhằm phát triển bền vững các loài cây dược liệu và đạt được mục tiêu đã đề ra, tỉnh Hà Giang đề ra chủ trương xây dựng Trung tâm Bảo tồn và phát triển cây dược liệu của tỉnh tại huyện Quản Bạ; đẩy mạnh nghiên cứu nhằm sản xuất các loại thuốc tân dược từ nguồn dược liệu khai thác và gieo trồng của tỉnh; ban hành danh mục các chủng, loài dược liệu quý hiếm trên địa bàn nhằm xúc tiến công tác bảo tồn; bổ sung các chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong quá trình phát triển cây dược liệu; xúc tiến quá trình giao đất cho các dự án phát triển trồng cây dược liệu...

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Tỉnh sẽ giao cho Sở Y tế là cơ quan chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh về Chương trình phát triển cây dược liệu để Sở chủ động làm việc với các ban ngành, các doanh nghiệp nhằm xây dựng kế hoạch triển khai phát triển cây dược liệu, đảm bảo lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể. Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng Đề án bổ sung nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu của tỉnh. Sở Công thương xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển các chợ kinh doanh cây dược liệu...

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất