| Hotline: 0983.970.780

Gỡ thẻ vàng IUU - Hành động thay hô hào: [Bài 1] Mỗi người một việc

Thứ Hai 01/04/2024 , 17:39 (GMT+7)

Khi các địa phương còn bỡ ngỡ, tỉnh Hà Tĩnh đã vào cuộc thành lập Ban chỉ đạo IUU từ cấp tỉnh đến huyện, xã nhằm nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ.

Mặc dù không có đội tàu lớn vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài nhưng đặc thù “nghề cá nhân dân”, đánh bắt ven bờ, các lỗi ngư dân mắc phải khá sơ đẳng, lặp đi lặp lại nhưng lại khó khắc phục triệt để. Loạt bài này sẽ phác họa sự quyết liệt của ngành chức năng tỉnh Hà Tĩnh trong chống khai thác IUU nhằm sớm loại bỏ các tồn tại đang âm ỉ.

Vào cuộc đồng nhất

Tháng 10/2017, thủy sản Việt Nam gặp cú sốc lớn khi bị Ủy ban châu Âu (EC) rút “thẻ vàng”. Ngay sau đó, dù Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương chỉ đạo rất sát sao, yêu cầu các tỉnh, thành phố xây dựng giải pháp để chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU) nhưng thực tế, không ít địa phương lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu.

Việc thành lập Ban chỉ đạo sớm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng, địa phương đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chống khai thác IUU tại Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Việc thành lập Ban chỉ đạo sớm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng, địa phương đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chống khai thác IUU tại Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Riêng tỉnh Hà Tĩnh, với sự quan tâm của người đứng đầu, Ban chỉ đạo (BCĐ) IUU các cấp được thành lập nhanh chóng và giao cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh thường trực làm Trưởng ban. Theo ngành dọc, BCĐ IUU cấp huyện, cấp xã cũng hình thành với đầy đủ các ban bệ, lực lượng chức năng liên quan.

“Từ năm 2018 đến cuối năm 2022, trong các cuộc họp hay những chuyến kiểm tra thực tế, Trung ương  đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn. Và kết quả chống khai thác IUU của Hà Tĩnh cũng thường nằm trong danh sách các tỉnh được biểu dương”, ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, cơ quan thường trực IUU chia sẻ.

Theo thời gian, những tồn tại của nghề cá Hà Tĩnh được khắc phục dần. Đến năm 2023, để nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ trong bối cảnh mới và yêu cầu ngày càng khắt khe của EC, Hà Tĩnh kiện toàn lại BCĐ IUU cấp tỉnh, với 17 thành viên. Giao cho Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh làm Trưởng ban.

Những việc càng khó càng cần sự vào cuộc của người đứng đầu. Ảnh: Thanh Nga.

Những việc càng khó càng cần sự vào cuộc của người đứng đầu. Ảnh: Thanh Nga.

Các lực lượng nòng cốt như Bộ đội Biên phòng, Công an, Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy sản, Ban quản lý các cảng cá, Sở Thông tin và Truyền thông… được phân công công việc cụ thể để thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất. Trong đó, không ít đơn vị, địa phương đưa Giám đốc Sở, Chủ tịch huyện vào làm thành viên BCĐ, phát huy vai trò xung kích, đồng hành cùng ngư dân để khắc phục các tồn tại bà con đang gặp phải.

Ông Nguyễn Tiến Hùng, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cho rằng, những việc càng khó khăn càng phải có “bàn tay” của người đứng đầu. Với một huyện có số lượng ngư dân tham gia nghề biển đông đảo như Kỳ Anh, khi Chủ tịch là thành viên BCĐ cấp tỉnh thì quá trình huy động nhân lực, điều hành công việc hay chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, các xã sẽ có những thuận lợi và hiệu lực, hiệu quả cao hơn.

Ý thức ngư dân là mấu chốt

Cán bộ xắn tay nhưng người quyết định thành - bại của việc khắc phục tồn tại lại chính là ngư dân. Chỉ khi nào ngư dân thực sự thấm nhuần vai trò, trách nhiệm cũng như quyền lợi bà con có được khi chống khai thác thủy sản bất hợp pháp thì lúc đó nghề cá mới có thể phát triển bền vững.

Trước đây, tàu cá của ông Chương, xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh ra vào khu neo đậu tránh trú bão Cửa Khẩu tự do, sản lượng hải sản đánh bắt được cũng không khai báo với ngành chức năng. Mỗi chuyến đi tùy thời tiết, 3 lao động của tàu ông Chương thu về từ 50-200kg hải sản, chủ yếu ghẹ và cá.

Sau khi EC khuyến nghị, tất cả tàu cá ra vào cảng, khu neo đậu phải được kiểm soát; truy xuất nguồn gốc hải sản đến từng kg thì tàu cá của ông Chương chấp hành tuyệt đối. Theo ông, trước mỗi chuyến đi biển, ông sẽ trình sổ khai báo với Đồn Biên phòng, khi trở về kê khai sản lượng, chủng loại từng loài hải sản đánh bắt được đến Ban quản lý cảng cá.

Song hành sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng, ý thức chấp hành quy định pháp luật của ngư dân cần nâng cao hơn nữa. Ảnh: Thanh Nga.

Song hành sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng, ý thức chấp hành quy định pháp luật của ngư dân cần nâng cao hơn nữa. Ảnh: Thanh Nga.

“Mặc dù Đồn Biên phòng đóng xa khu vực chúng tôi khai thác và neo đậu tàu thuyền nhưng bây giờ theo hướng dẫn của ngành chức năng chúng tôi phải chấp hành. Tuy nhiên, về lâu dài cần có giải pháp bố trí cán bộ phụ trách ở khu vực ra vào khu neo đậu Cửa Khẩu để chúng tôi bớt chi phí nhiên liệu, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính này”, ngư dân Chương nêu ý kiến.

Tại cảng cá Cửa Sót, huyện Lộc Hà, tàu thuyền neo đậu tại đây không chỉ có ngư dân trong tỉnh mà còn đến từ nhiều tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi…

Theo lãnh đạo Ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh, cách đây khoảng 3-4 năm, ý thức của ngư dân trong việc ghi, nộp nhật ký khai thác gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều tàu cá ghi nhật ký kiểu đối phó, không đầy đủ, dù đã được tập huấn rất kỹ càng. Tuy nhiên, bây giờ, sau nhiều nỗ lực tuyên truyền, thậm chí đưa ra chế tài cấm xuất bến với những tàu cá chưa thực hiện đầy đủ thủ tục quy định thì nay đại bộ phận bà con đã thông thạo quy trình “khi đi khai báo, khi về kê khai”.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.