| Hotline: 0983.970.780

Giống thủy sản: Kiểm tra 25 trường hợp, phát hiện 15 trường hợp vi phạm

Thứ Ba 25/02/2020 , 18:30 (GMT+7)

Ngày 25/2/2020, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản gửi Sở NN-PTNT các tỉnh/thành phố đề nghị tăng cường quản lý giống thủy sản.

Nhiều cơ sở ương dưỡng giống thủy sản chưa đáp ứng được Luật Thủy sản. Ảnh: TL.

Nhiều cơ sở ương dưỡng giống thủy sản chưa đáp ứng được Luật Thủy sản. Ảnh: TL.

Kiểm tra 25 trường hợp, phát hiện 15 trường hợp vi phạm

Theo Tổng cục Thủy sản, trong tháng 2/2020, Tổng cục phối hợp với Sở NN-PTNT các tỉnh đã tăng cường kiểm tra phương tiện vận chuyển giống thủy sản. Qua kiểm tra, một số địa phương đã thực hiện tốt công tác kiểm soát giống thủy sản vận chuyển qua địa bàn như Bạc Liêu, Sóc Trăng.

Tuy nhiên, vẫn phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Thủy sản và tình trạng vận chuyển giống thủy sản không có Giấy chứng nhận Kiểm dịch đến vùng nuôi, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển ngành thủy sản năm 2020.

Cụ thể, trong 3 đêm từ 18 - 20/2/2020, Đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu kiểm tra 25 phương tiện (khoảng 50 triệu con tôm giống) vận chuyển giống thủy sản lưu thông qua địa bàn tỉnh.

Theo đó, đoàn đã phát hiện 15 phương tiện vận chuyển vi phạm; trong đó có 21 lô tôm giống (khoảng hơn 20 triệu con giống) không có Giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản khi lưu thông.

Số phương tiện vận chuyển tôm giống vi phạm về kiểm dịch (không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, vận chuyển quá số lượng so với Giấy chứng nhận kiểm dịch được cấp…) không có dấu hiệu giảm, thậm chí còn có xu hướng tăng so với các năm trước.

Nguyên nhân là do từ khi Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực, các địa phương không thực hiện kiểm dịch đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Thủy sản (theo báo cáo của các địa phương, số lượng cơ sở đã kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản chỉ đạt khoảng 30%).

Buộc tiêu hủy nếu không có Giấy kiểm dịch

Ngay sau báo cáo kết quả của Đoàn công tác, ngày 25/2, Tổng cục Thủy sản đã ban hành văn bản số 302/TCTS-PCTTr gửi Sở NN-PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chấn chỉnh công tác quản lý điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và lưu thông giống thủy sản.

Các lô thủy sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ bị tiêu hủy theo quy định của Luật Thủy sản. Ảnh: TL.

Các lô thủy sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ bị tiêu hủy theo quy định của Luật Thủy sản. Ảnh: TL.

Đồng thời thực hiện có hiệu quả Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 3/1/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Theo đó, giống thủy sản lưu thông ngoài thị trường không có Giấy chứng nhận kiểm dịch buộc phải tiêu hủy theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 2 Nghị định này.

Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định tại Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn Luật; thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Bộ NN&PTNT về quản lý giống thủy sản và Quy chế số 02/QCPH-GTS ngày 18/1/2019 về việc phối hợp quản lý giống tôm nước lợ; Công khai danh sách cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

Tổ chức kiểm soát phương tiện vận chuyển giống thủy sản qua địa bàn; xử lý nghiêm phương tiện vận chuyển, thực hiện tiêu hủy giống thủy sản không có Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm b, khoản 5 Điều 2 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 3/1/2020 của Chính phủ.

Bố trí địa điểm, đảm bảo nguồn lực để thực hiện tiêu hủy giống thủy sản không có Giấy chứng nhận kiểm dịch; trình tự, thủ tục tiêu hủy áp dụng quy định tại khoản 1, Điều 8 Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; Công khai các trường hợp vi phạm, đồng thời báo cáo về Tổng cục Thuỷ sản để truy xuất tận gốc cơ sở vi phạm.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải chỉ vận chuyển đối với giống thủy sản có Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.

Trong năm 2020, Tổng cục Thủy sản sẽ thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vi phạm quy định của pháp luật về quản lý giống thủy sản.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.