| Hotline: 0983.970.780

Giống lợn đen bản địa thịt thơm ngon ở bản biên giới Việt - Lào

Thứ Ba 28/11/2023 , 10:52 (GMT+7)

NGHỆ AN Nậm Giải là xã biên giới Việt - Lào thuộc huyện miền núi cao Quế Phong (Nghệ An). Người dân bản Pục ở đây nuôi giống lợn đen bản địa có từ xa xưa.

Xã Nậm Giải có khu vực chăn nuôi tập trung ở bản Pục. Tại đây, bà con chăn nuôi lợn, trâu, bò… và chỉ sử dụng nguồn thức ăn sẵn có như ngô, khoai, sắn, chuối rừng… để nuôi lợn; cỏ tự nhiên và lá cây xanh để nuôi trâu, bò. Hiện ở đây đang chủ yếu nuôi giống lợn đen bản địa có từ xa xưa để lại.

Từ trụ sở UBND xã Nậm Giải phải đi bộ hơn 10km, vượt qua nhiều khe, suối, đồi núi mới đến thung lũng Huồi Kháng, nằm cách biệt trong rừng sâu đại ngàn. Nơi đây được nhiều hộ dân bản Pục chọn làm khu vực chăn nuôi tập trung.

Lợn đen bản địa được nuôi ở bản Pục. Ảnh: Xuân Hoàng.

Lợn đen bản địa được nuôi ở bản Pục. Ảnh: Xuân Hoàng.

Tại thung lũng Huồi Kháng, chúng tôi gặp chị Ngân Thị Thu đang chăm sóc hàng chục con lợn đen của gia đình. Chị cho biết, vợ chồng chị ở bản Pục vào đây lập nghiệp, chăn nuôi giống lợn đen này từ năm 2018.

Những năm gần đây, ngoài việc bán lợn thịt, lúc nào trong chuồng nhà chị Thu cũng duy trì đàn lợn khoảng 20 – 25 con, khách cần mua lợn thịt hay lợn giống đều được cung cấp kịp thời. Vừa qua, do nhu cầu khách hàng vào tận nơi để mua, vợ chồng chị đã xuất bán một số con với giá 120.000 đồng/kg đối với lợn dưới 15 kg/con và 100.000 đồng/kg đối với lợn 30 kg/con, thu về gần 20 triệu đồng. Dự kiến cuối năm, nhu cầu thịt dịp Tết Nguyên đán sẽ tăng cao nên gia đình đang tập trung chăm sóc đàn lợn.

Vào thăm ngôi nhà sàn của gia đình chị Thu chẳng thấy có loại thức ăn công nghiệp gì ngoài cây môn, cây chuối rừng, ngô hạt, khoai, sắn… trồng trên nương đem về.

Gia đình chị Thu từ một hộ nghèo, nhờ chịu khó chăn nuôi hiện đã thoát nghèo, có điều kiện nuôi hai con ăn học, mua sắm nhiều đồ gia dụng đắt tiền.

Bà Lữ Thị Tiến – Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Giải cho biết, khu chăn nuôi tập trung ở bản Pục hiện có gần 20 hộ gia đình tự nguyện vào đây làm nhà ở, đầu tư chăn nuôi lợn đen, trâu, bò. Phần lớn các hộ tập trung chăn nuôi lợn đen. Đây là giống lợn bản địa, nuôi chậm lớn, trọng lượng lớn nhất không quá 50kg, thịt ăn thơm, ngon, rất ít mỡ, lại dễ nuôi như lợn rừng, thức ăn chủ yếu là khoai môn, chuối rừng, rau rừng, sắn, ngô…

Không hề sử dụng thức ăn công nghiệp nên lợn ở đây được thương lái vào tận nơi để mua với giá từ 90.000 – 120.000 đồng/kg thịt hơi, cao gấp 2 – 2,5 lần giá lợn lai. Đặc biệt từ khi có vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, hầu như chẳng thấy bị dịch bệnh gì xẩy ra ở đây.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.