| Hotline: 0983.970.780

Gặp khó đầu vụ, người trồng rau xanh lại trúng vụ Tết

Thứ Sáu 20/01/2023 , 12:39 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Những cánh đồng rau gặp khó từ đầu vụ nhưng lại dược giá vào dịp Tết, giúp cho bà con có một vụ mùa vui trước thềm năm mới…

Gian nan đầu vụ

Những địa phương ở ven đồi cát của huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) dần trở nên những vùng chuyên canh rau quả.

Ông Phạm Minh Huấn, Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy (Lệ Thủy) cho hay bà con đã chuyển đổi gần 150 ha đất cát bạc màu sang trồng rau màu.

“Chúng tôi đã vận động bà con mở rộng diện tích, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau. Nhờ đó, nhiều hộ trồng rau có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng”- ông Huấn nói.

Để có vụ rau phục vụ dịp Tết Nguyên đám, bà con bắt đầu gieo trồng từ tháng 11 dương lịch. Nhiều loại rau ngắn ngày, trồng sớm bước đầu đã cho thu hoạch.

Riêng các loại rau, củ, quả dài ngày được gieo trồng và chăm sóc chu đáo để chuẩn bị hàng cung ứng trong dịp Tết.

1

Vùng rau chuyên canh trên vùng cát huyện Lệ Thủy, Ảnh: T.P

Gia đình ông Hồ Văn Đông, ở thôn An Định, xã Hồng Thủy có 1,5 sào đất trồng rau, bình quân mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 100 triệu đồng.

Vụ mùa năm nay, ông đầu tư trồng rau cải ngọt, cải cúc, xà lách, hành, ngò, ớt... Dù chỉ mới trồng tháng trước nhưng một số diện tích rau đã cho thu hoạch và trồng gối vụ lại.

Sau  khi gieo được thời gian thì thời tiết bất thường bởi mưa lạnh, mưa than (mưa a xít) làm rau bị thối ngọn, úa lá mầm.

“Nhìn ruộng rau mà héo cả ruột gan. Chưa có năm nào thời tiết thất thường như năm nay. Ngày trước mưa lớn, hôm sau nắng gắt nên rau màu trên ruộng bị chết khá nhiều” ông Đông nói.

Nhà anh Nguyễn Văn Xuân (xã Hồng Thủy) có 5 sào đất cát bồi ven sông Kiến Giang để trồng rau. Do mưa nhiều nên đất bị ướt nhão, hạt giống gieo xuống bị thối. Khi cây lên mầm cũng èo uột làm anh đứng ngồi không yên. Hôm nào anh cũng vác cuốc ra ruộng vét ào để mong đất mau khô ráo.

“Các loại đậu cô ve, su hào cứ như bủng beo ra chứ không chịu bén rễ xanh mượt như mấy năm trước. Ai cũng lo lắng năm nay chắc mất trắng mùa rau”- anh Xuân nhớ lại.

2

Bà con phải vượt lên thời tiết khắc nghiệt để ruộng rau lên xanh. Ảnh: T.P

Cũng theo anh Xuân, nhiều gia đình trồng rau đã phải cuốc xới lại đất để gieo lại lần hai vì  rau không nảy mầm hay bị thối rễ. Những diện tích còn lại cũng bị ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Giá rau tăng hơn  2 lần…

Những ngày giáp Tết Quý Mão thị trường rau củ sôi động như sóng biển. Vùng chuyên rau của các địa phương thương lái về liên tục và giá cứ nhích dần lên hàng ngày.

Vừa thu hoạch xong lứa đậu cô ve bán cho thương lái, anh Xuân hồ hởi bảo giá lên cao lắm. ‘Năm ngoái giá cao nhất cũng chỉ 15- 120 ngàn  đồng/kg. Hôm nay, tôi bán được giá 40 ngàn đồng/kg đó”- anh  Xuân hào hứng nói.

Nhiều chủ vườn cũng vui trên nét mặt. Đầu vụ gian nan, cuối vụ rau củ được giá nên bà con vẫn có lãi cao. Theo ông Hồ Văn Đông thì giá thương lái thu mua tại vườn cao nên bà con dễ bán. ‘Mấy hôm nay giá rau củ tăng lên 2 - 3 lần so với năm ngoái. Giá su hào năm ngoái là 7 ngàn đồng/kg, nay giá 25 ngàn. Dưa chuột 20 ngàn đồng lên 40 ngàn đồng…”.

3

Dù đầu vụ không thuận lợi, nhưng giá rau cao gấp 2 lần so với năm ngoái. Ảnh: T.P

Nhờ giá cao nên bà con tính toán lại ruộng rau cũng cho thu nhập khoảng 120- 150 triệu đồng/ha.

Chị Lê Thị Hải, tiểu thương bán rau tại chờ Đồng Hới cho chúng tôi hay là giá rau quả cứ nhích tăng lên từng ngày. Càng gần tết Nguyến đán giá càng có dấu hiệu tăng nhiệt. Khi hỏi giá đậu cô ve mà chị đang bán, không nói thách chị Hải bảo: ‘Chổ quen biết, chị bán hữu nghị cho 70 ngàn đồng/kg. Chú mua mấy ký chị cân cho”.

Vụ đông-xuân năm nay, huyện Lệ Thủy gieo trồng trên 1.100ha rau các loại. Diện tích trồng rau nhiều tập trung ở các xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy và Hưng Thủy.

Cũng như mọi năm, bà con nông dân trong huyện chủ yếu gieo trồng các loại rau củ, quả, như cải ngọt, cải mầm, cải cúc, mồng tơi, hành, nén, su hào, đậu ve, mướp ngọt, mướp đắng…

     

4

Giá rau những ngày giáp Tết tăng mạnh cho bà con nông dân thu lãi cao. Ảnh: T.P

Ông Lê Văn Tân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lệ Thủy cho biết huyện đã triển khai Đề án “Vùng trồng rau an toàn VietGAP gắn với du lịch trải nghiệm”, huyện đã tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham quan học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ, bao bì, nhãn mác cho bà con nông dân tham gia đề án.

Sau khi các mô hình của đề án đi vào hoạt động ổn định, huyện sẽ hướng dẫn cho bà con đón tiếp các đoàn đến tham quan, trải nghiệm

“Trồng rau an toàn VietGAP còn góp phần nâng cao ý thức trồng rau sạch cho bà con trong huyện, nhân rộng thêm mô hình, tạo nên vùng chuyên canh rau sạch, an toàn trên địa bàn. Qua đó để tăng thu nhập cho bà con”- ông Lê Văn Tân cho hay.

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất