| Hotline: 0983.970.780

Đưa ra xét xử việc môi giới tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp

Thứ Bảy 17/02/2024 , 10:23 (GMT+7)

Kết luận của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ rõ tính cấp bách trong vấn đề tăng cường thực thi pháp luật, giai đoạn từ nay đến tháng 4/2024.

Lực lượng cảnh sát biển tuyên truyền cho ngư dân các quy định của pháp luật về chống khai thác IUU.

Lực lượng cảnh sát biển tuyên truyền cho ngư dân các quy định của pháp luật về chống khai thác IUU.

Ngày 16/2, Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại cuộc họp lần thứ 9 của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Trong đó, lãnh đạo Chính phủ đánh giá cao và biểu dương tỉnh Kiên Giang là địa phương đầu tiên đã xét xử vụ án môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các ban, bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố ven biển đồng loạt điều tra, đưa ra xét xử các trường hợp vi phạm pháp luật, tương tự như vụ việc đã xét xử tại Kiên Giang để răn đe, tuyên truyền, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Ông cho rằng, đợt thanh tra lần thứ 5 của đoàn kiểm tra EC (dự kiến vào tháng 4/2024) là thời điểm quyết định để gỡ thẻ vàng IUU. Do đó, các bên phải tập trung cao điểm, huy động mọi nguồn lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU theo đúng chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác có liên quan.

"Tuyệt đối không lơ là, chủ quan; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong thi hành công vụ, vi phạm quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ thẻ vàng IUU của cả nước.

Quyết tâm thực hiện mục tiêu từ nay đến tháng 4/2024 không còn tình trạng tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài", kết luận nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo phải kịp thời động viên, khen thưởng, khích lệ các tấm gương điển hình trong chống khai thác IUU.

Bộ NN-PTNT, cơ quan chủ trì, đầu mối của việc chống khai thác IUU, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ tăng cường tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn địa phương thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện, đề xuất xử lý nghiêm trách nhiệm đối với các địa phương không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được Thủ tướng giao.

Đồng thời, Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp Bộ Công an, UBND tỉnh Khánh Hòa và các bên liên quan khẩn trương xử lý dứt điểm trường hợp 1 tàu nhập khẩu vi phạm đã được EC chỉ ra. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có trách nhiệm tiến hành thẩm tra toàn diện tàu Havuco-02 tại Khánh Hòa, theo các dấu hiệu phát hiện của EC, để đưa ra phương án xử lý và cung cấp kết quả cho EC.

Năm 2017, Việt Nam bị EC rút thẻ vàng IUU. Sau hơn 6 năm, dù đã triển khai nhiều biện pháp, tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài còn diễn biến phức tạp; việc kiểm soát, xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác chưa hiệu quả; chưa quản lý, kiểm soát được tàu cá "3 không".

Cơ quan, lực lượng chức năng tại địa phương chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ trong điều tra, xác minh, xử phạt các hành vi khai thác IUU như khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, ngắt kết nối hoặc gửi, vận chuyển thiết bị VMS trái phép, vi phạm về nhật ký khai thác, tàu cá hoạt động khai thác sai vùng.

Thời gian tới, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ NN-PTNT phối hợp địa phương quyết liệt triển khai các giải pháp quản lý, kiểm soát sản lượng thủy sản khai thác; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Các hội, Hiệp hội thủy sản, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tích cực đồng hành, chung tay, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các doanh nghiệp thủy sản làm ăn phi pháp, hợp thức hóa hồ sơ, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU.

Trước ngày 31/3, các bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả thực hiện về Bộ NN-PTNT để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU kết quả thực hiện.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất