| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp đóng vai trò động lực trong canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính

Chủ Nhật 08/12/2019 , 16:52 (GMT+7)

Ngày 6/12 tại TP Cần Thơ, Dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính Agresults (AVERP)”, Cục Trồng trọt phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức hội thảo “Các biện pháp kỹ thuật giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa gắn với tái cơ cấu ngành lúa gạo của Việt Nam”. 

Tận dụng rơm làm phân bón hữu cơ, thức ăn gia súc là một trong các biện pháp giảm khí thải nhà kính - ảnh HP

Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), Ban quản lý dự án (BQLDA)  AVERP,  SNV , BQLDA tỉnh Thái Bình, Sở NN-PTNT các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang Hậu Giang, TP Cần Thơ cùng với các nhà khoa học các Viện nghiên cứu, trường đại học Cần Thơ, đại diện các Tổ chức quốc tế, Ngân hàng Thế giới (WB) và các DN…tham dự và thảo luận về tiềm năng và khả năng ứng dụng các biện pháp kỹ thuật giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam và hướng tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP (Sustainable Rice Platform).

Tại hội thảo có đại diện 4 đơn vị: Công ty An Đình, Tập đoàn Giống Thái Bình, Công ty FARI, Công ty Bình Điền tham gia dự thi trình bày các đặc điểm chính của gói công nghệ SX lúa bền vững và phương pháp thu hút nông dân tham gia ứng dụng gói công nghệ của đơn vị mình. Đây là điểm mới của dự án là không có dự toán ban đầu mà là sự tham gia của các DN đóng vai trò động lực trong việc sử dụng cơ chế tài chính kéo để thúc đẩy vai trò kinh tế tư nhân trong việc đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ sản xuất lúa bền vững. Qua cuộc thi, Ban cố vấn dự án sẽ giám sát, đánh giá và trao giải thưởng.

Thảo luận về các biện pháp kỹ thuật giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa - ảnh HP

Hội thảo còn có tham luận của đại diện Viện Lúa ĐBSCL trình bày tổng quát về các kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến gắn với giảm phát thải KNK tại ĐBSCL. Kinh nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp từ kết quả thực hiện dự án VNSAT của Sở NN-PTNT Hậu Giang.

Từ tháng 8/2017 dự án đã triển khai thực hiện tại tỉnh Thái Bình, đã chọn 11 đơn vị tham gia mô hình trình diễn công nghệ tại 11 xã, thuộc 5 huyện và TP Thái Bình.

Theo Cục Trồng trọt, dự án AVERP có 2 giai đoạn, giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn nhân rộng. Trong đó giai đoạn thử nghiệm bắt đầu từ vụ mùa năm 2017 đến vụ xuân năm 2018, các đơn vị tham gia sẽ thử nghiệm các giải pháp công nghệ mà họ đề xuất trong 2 vụ này. Giai đoạn nhân rộng gồm 6 vụ liên tiếp từ vụ xuân năm 2019 đến vụ mùa năm 2021. Các DN tham gia dự thi muốn giành được giải thưởng, các công nghệ cần chứng minh hiệu quả về số lượng các nông hộ sử dụng công nghệ, tiềm năng sử dụng lặp lại công nghệ, giảm phát thải khí nhà kính và tăng năng suất.

Dự án AVERP có tổng giá trị giải thưởng từ 2,9 - 3,3 triệu USD, dự kiến sẽ hỗ trợ phát triển sinh kế cho khoảng 75.000 hộ nông dân, giảm phát thải khoảng 375.000 tấn CO2, tiết kiệm khoảng 15% chi phí đầu vào cho các nông hộ. Hỗ trợ khoảng 200 DN tăng hiệu quả kinh doanh thông qua cung cấp dịch vụ, sản xuất và chế biến. Qua đó các phương pháp canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính được thực hiện và kiểm định quốc tế được đề xuất nhằm nhân rộng tại Việt Nam.

Xem thêm
Bí quyết nuôi chồn sinh sản không bị cận huyết

CÀ MAU Ông Lê Hoàng Trung ở Cà Mau nuôi chồn sinh sản, bán giống 8 triệu đồng/cặp, chồn thịt 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

Chuyện thú y cơ sở: [Bài 1] Điểm tựa cho người chăn nuôi

QUẢNG BÌNH Trong 10 năm qua, lực lượng thú y cơ sở Quảng Bình đã trải qua giải thể rồi tái lập, để lại dấu ấn trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thu 'lợi kép' nhờ nuôi cá lồng kết hợp với du lịch trải nghiệm

Kết hợp nuôi cá lồng với du lịch trải nghiệm giúp các cơ sở tại hồ Hòa Bình thuận lợi tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có thêm nguồn thu từ dịch vụ đi kèm.

Nhân giống chè shan cổ thụ

Việc thu hái những hạt chè shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi để nhân ra những cây giống thuần chủng giúp mở rộng vùng chè đặc sản, phát triển kinh tế địa phương.