| Hotline: 0983.970.780

Đoan Hùng có hơn 1.000 ha bưởi được cấp mã số vùng trồng

Thứ Hai 25/03/2024 , 09:17 (GMT+7)

Phú Thọ Huyện Đoan Hùng hiện có 2.662ha bưởi các loại, trong đó diện tích trồng giống đặc sản trên 1.440ha, doanh thu từ 110 - 120 triệu đồng/ha.

Một gian hàng trưng bày bưởi Đoan Hùng. Ảnh: NNVN.

Một gian hàng trưng bày bưởi Đoan Hùng. Ảnh: NNVN.

Huyện Đoan Hùng có 1.540 ha áp dụng quy trình VietGAP, hơn 1.000 ha được cấp mã số vùng trồng trong đó phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nga, Mỹ là 269,6ha, phục vụ nội tiêu là 733 ha, có 2 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao và 6 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.

Tuy nhiên việc phát triển loại cây trồng đặc sản này ở đây còn gặp nhiều khó khăn về trình độ sản xuất, khả năng tiêu thụ cũng như thiếu đầu tư cho chế biến để nâng cao giá trị. Thêm vào đó, thời gian gần đây nhiều loại sâu bệnh hại như vàng lá, chảy gôm, thối rễ diễn ra khá phổ biến khiến chết cây, thối quả, chất lượng, mẫu mã giảm, giá bán hạ, thậm chí khó tiêu thụ.

Năm 2023 Chi cục Trồng trọt và BVTV cùng huyện Đoan Hùng đã đẩy mạnh hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ trồng bưởi với các HTX, doanh nghiệp. Sản lượng bưởi được tiêu thụ qua hình thức mới này đã chiếm khoảng 30%, còn lại là chủ vườn tự bán qua thương lái. Với sản lượng khoảng 33.195 tấn quả, tổng doanh thu trên 300 tỉ đồng, thu nhập trung bình của người trồng bưởi Đoan Hùng đạt khoảng 110 - 120 triệu đồng/ha/năm, còn rất khiêm tốn so với tiềm năng.

Vườn bưởi Đoan Hùng nhiều năm tuổi. Ảnh: NNVN.

Vườn bưởi Đoan Hùng nhiều năm tuổi. Ảnh: NNVN.

Lý do chính được Trạm Trồng trọt và BVTV huyện đưa ra là: Một bộ phận nông dân chưa mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, còn tư tưởng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước. Các hộ trồng bưởi có tập quán bán cả vườn cho thương lái từ lúc bưởi ra hoa, quả non (có đặt cọc tiền trước), vì vậy, các doanh nghiệp ngoài tỉnh đến liên hệ để ký kết tiêu thụ sản phẩm rất khó cạnh tranh được.

Liên kết sản xuất với các doanh nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều, chưa thực sự bền vững. Để khắc phục cần phải tăng cường liên kết 4 nhà: nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà quản lý; đẩy mạnh xây dựng hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác, mô hình trang trại, gia trại; xây dựng chuỗi liên kết giữa các khâu từ sản suất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ.  

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.