| Hotline: 0983.970.780

Đổ xô săn 'ốc' bươu vàng, bảo vệ mùa màng

Thứ Tư 13/11/2019 , 07:01 (GMT+7)

Hơn 2 tháng nay, người dân các huyện Lộc Hà, Can Lộc, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đổ xô ra đồng bắt ốc bươu vàng, bán cho thương lái đưa vào miền Nam.

17-02-31_1
Người dân Hà Tĩnh đổ xô ra đồng “săn” ốc bươu vàng.

Từ tháng 9 đến tháng 11 (dương lịch) là thời gian đồng ruộng Hà Tĩnh “nhàn rỗi”, tạo điều kiện thuận lợi cho ốc bươu vàng sinh sôi, phát triển ồ ạt. Để bảo vệ mùa màng và kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn, người dân các huyện Lộc Hà, Can Lộc, Thạch Hà đổ xô ra đồng “săn” sinh vật ngoại lai này. Bình quân mỗi ngày, có những hộ bắt được gần 100kg ốc, thu nhập lên đến tiền triệu.

Bà Lê Thị Minh, thôn Tân Phú, xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà vừa nhặt ốc giữa đồng vừa nói: “Ở nhà không có việc gì làm tôi đi mò (bắt) ốc vừa kiếm thêm được tiền mua mắm muối vừa diệt được loài sinh vật gây hại cho cây lúa”.

10 ngày nay hầu như ngày nào bà Minh cũng ra đồng bắt ốc. Do mắt kém nên sản lượng bắt được mỗi ngày của người phụ nữ sắp bước sang tuổi 50 khá khiêm tốn. Bình quân được khoảng 25 – 30kg/ngày.

Theo bà Minh, những năm trước đây, khi người dân vừa gieo sạ thì bị ốc bươu vàng hoành hành phá hoại lúa. Mặc dù người dân lội ruộng bắt và phun thuốc diệt trừ nhưng không triệt để. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, ốc bươu vàng được thương lái thu mua với số lượng lớn, ngay trước thời điểm chuẩn bị bước vào vụ mùa mới nên người dân rất phấn khởi.

17-02-31_5
Mỗi ngày lượng ốc bà con nhập cho thương lái lên đến hơn 5 tấn.

Tranh thủ chia sẻ trong thời gian chờ thương lái thu mua ốc, chị Nguyễn Thị Thoại, xóm 4 Đông Quang Trung, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc cho hay, chị mới đi bắt ốc bươu vàng được 5 ngày nay. Bình quân mỗi ngày sản lượng thu được khoảng 100kg, bán với giá 2.500đ/kg, số tiền thu được là 250.000đ/ngày.

“Tính về giá trị kinh tế, hiệu quả việc bắt ốc bươu vàng không cao lắm nhưng ngoài vấn đề thu nhập, chúng tôi muốn dọn sạch sinh vật gây hại cho hoạt động sản xuất lúa này trước khi vào vụ Xuân 2020”, chị Thoại nhấn mạnh.

Theo chị Hoàng Thị Lan, tiểu thương ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, hàng năm cứ đến đầu tháng 9 dương lịch chị bắt đầu đi thu mua ốc bươu vàng cho người dân các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Lộc Hà... Trung bình mỗi ngày chị thu mua trên dưới 5 tấn ốc. Toàn bộ số ốc này chị bán cho thương lái đưa vào các tỉnh ở phía Nam bán cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản để làm thức ăn cho cá sấu và tôm hùm.

17-02-31_2
Việc bắt ốc không những bảo vệ mùa màng mà còn tăng thu nhập cho người dân.

Trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho rằng, việc người dân ra quân bắt ốc bươu vàng là rất đáng khuyến khích. Trước hết là tăng thu nhập hàng ngày cho bà con, sau đó là ngăn ốc phá hoại lúa, bảo vệ mùa màng.

“Ốc bươu vàng là thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm, cá... Tuy nhiên, về mặt sản xuất nông nghiệp đây là sinh vật ngoại lai, ăn tạp, phá hoại cây lúa. Vì thế, việc thu gom ốc bươu vàng bán cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản của bà con là tín hiệu đáng mừng, lợi đơn lợi kép”, ông Hoàng nói thêm.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất