| Hotline: 0983.970.780

Điện Biên: Tổng kết công tác giao đất, giao rừng, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp

Thứ Sáu 04/04/2025 , 16:54 (GMT+7)

Chiều ngày 4/4, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019-2023.

Kế hoạch giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp là một trong những giải pháp, nhiệm vụ của tỉnh Điện Biên, nhằm khắc phục những tồn tại của việc giao đất, giao rừng nhưng không bàn giao ngoài thực địa, dẫn đến khó quy chủ, tình trạng tranh chấp đất diễn ra nhiều năm giữa các hộ dân. Giữa các cộng đồng khoanh nuôi bảo vệ rừng. Điều này làm cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng gặp khó khăn, đặc biệt trong việc thu hồi đất để triển khai các dự án nông, lâm.

Theo đó, việc thực hiện giao đất, giao rừng, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp, được tỉnh Điện Biên thành lập ban chỉ đạo cấp huyện, cấp tỉnh rốt ráo thực hiện trong suốt 5 năm qua. Đến nay, tổng diện tích đất đã thực hiện là 252.728ha. Trong đó: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 96.734,6ha, diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng là 155.993,4ha. Tất cả đều được đo đạc, quy chủ, bàn giao ngoài thực địa rõ ràng, minh bạch.

Ông Lò Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Hương.

Ông Lò Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Hương.

Riêng đối với đất lâm nghiệp có rừng, Điện Biên đã thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính được trên 85.260ha/96.734ha. Cấp GCNQSD đất lâm nghiệp có rừng, diện tích trên 72.205ha.

Đất lâm nghiệp chưa có rừng đã đo đạc, lập hồ sơ địa chính gồm 187.415ha/155.993ha. Đã ban hành quyết định giao đất, giao rừng, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp với diện tích 121.945ha.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Trần Hương.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Trần Hương.

Tại Hội nghị, ông Lò Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: Để tiếp tục thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Yêu cầu ban chỉ đạo cấp huyện và tổ giúp việc ban chỉ đạo cấp tỉnh tăng cường kiểm tra, rà soát, quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao, kịp thời phát hiện những sai sót để điều chỉnh phù hợp với thực địa.

Đối với diện tích đất có rừng chưa đo đạc quy chủ, các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã rà soát đưa vào kế hoạch giao đất, giao rừng hằng năm để hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất