| Hotline: 0983.970.780

Dịch bệnh đe dọa sinh kế người nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa

Thứ Năm 31/10/2024 , 06:12 (GMT+7)

Chỉ một phần nhỏ trong hàng chục, hàng trăm hộ nuôi cá ở xã Liên Minh (Sa Pa, Lào Cai) thả cá sản xuất trở lại. Thế nhưng, dịch bệnh lại bủa vây đàn cá của họ.

Người dân xã Liên Minh (Sa Pa, Lào Cai) gặp nhiều khó khăn khi nuôi cá nước lạnh trở lại. Ảnh: H.Đ.

Người dân xã Liên Minh (Sa Pa, Lào Cai) gặp nhiều khó khăn khi nuôi cá nước lạnh trở lại. Ảnh: H.Đ.

Sau trận lũ quét từ cuối tháng 9/2023 ở xã Liên Minh, đến nay, một số hộ nuôi cá tại dòng suối Nậm Cang đã khôi phục bể nuôi, sản xuất trở lại. Thế nhưng, dịch bệnh khiến việc nuôi cá nước lạnh của người dân gặp nhiều khó khăn.

Ông Phàn Dào Quẩy ở thôn Nậm Cang, xã Liên Minh, có trên chục năm kinh nghiệm nuôi cá nước lạnh gồm cá tầm và cá hồi. Lũ quét đã phá hủy toàn bộ căn nhà và bể nuôi được xây từ số tiền tích lũy nhiều năm của gia đình ông.

Vay mượn người thân đưa 4 ao cá hoạt động trở lại với hy vọng khôi phục được kinh tế gia đình. Song, một năm qua, số cá nhà ông Quẩy chết dần chết mòn, hiện chỉ còn một nửa.

"Một số hộ khắc phục ao nuôi cá trở lại nhưng năm nay vất vả lắm. Bệnh tật trên cá nhiều, khó khăn, không thuận lợi như mấy năm trước. Có lúc cá nhiễm nấm, có lúc cá bị gan, có lúc cá bị đường ruột... Tôi mua thuốc về điều trị nhưng không ăn thua. Cá còi, chậm lớn, bệnh tật nhiều còn không dám cho cá ăn. Mấy anh thú y cũng đến lấy mẫu và khám cho cá rồi", ông Phàn Dào Quẩy chia sẻ.

Trong khi đó, trước đây, cá của bà con nuôi thi thoảng mới nhiễm bệnh nhưng chỉ cần tắm muối, sử dụng chế phẩm vi sinh là khỏi.

Những con cá tầm do người dân nhân giống để nuôi. Ảnh: H.Đ.

Những con cá tầm do người dân nhân giống để nuôi. Ảnh: H.Đ.

Ở Nậm Cang, người dân từng giàu lên vì con cá nước lạnh, nuôi cá dễ như trở bàn tay bởi gần như ai cũng có nghề, có kinh nghiệm. Thế nhưng, không rõ vì sao, nay việc khôi phục lại sản xuất lại khó khăn đến thế.

Theo bà Tẩn Phan Phin ở thôn Nậm Cang, năm ngoái, gia đình bà có hơn một vạn con cá, trong đó một nửa là cá thịt, nhưng mưa lũ cuốn mất sạch. Toàn bộ trại, 6 ao cá bị vùi lấp. Hiện nay, gia đình bà đã khơi lại 4 ao để nuôi.

"Từ khi tái thả đến nay, tôi cũng không biết do cám hay do giống, nhưng lần bắt 2 vạn con giống ở Bắc Giang về thì chết hết. Sau đó, tôi bắt cá bột về tự ươm và nuôi. Hiện tôi còn 2 nghìn cá to và chuẩn bị vào tiếp thêm cá bột", bà Tẩn Phan Phin cho hay.

Xã Liên Minh trước trận lũ quét vào tháng 9/2023 có hàng trăm ao nuôi cá rải rác khắp các dòng suối và được coi là thủ phủ nuôi cá nước lạnh của Sa Pa. Tuy nhiên, so với thời kỳ đỉnh điểm, trước lũ quét năm 2023, số lượng ao nuôi, trại nuôi đã giảm mạnh cả về diện tích nước mặt và số hộ.

Theo ông Lù Văn Suy, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Minh (Sa Pa, Lào Cai), các hộ dân hiện đang tiếp tục khôi phục nuôi cá tại những vị trí an toàn. Một số bà con thì không duy trì được việc nuôi cá do dòng chảy bị thu hẹp, thiếu vốn... 

Về vấn đề dịch bệnh, do các hộ nuôi liền kề với nhau, chung một dòng suối nên nguy cơ nhiễm bệnh từ bể trên xuống bể dưới rất cao.

"Xã cử cán bộ tới hướng dẫn hộ dân khi xảy ra dịch bệnh phải xử lý theo quy trình, tránh ảnh hưởng những hộ nuôi bên dưới. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi tập huấn cho hộ nuôi về kỹ thuật, quy trình nuôi, phòng trừ dịch bệnh trên cá nước lạnh...", ông Lù Văn Suy nói.

Nuôi cá nước lạnh giúp người đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định. Ảnh: H.Đ.

Nuôi cá nước lạnh giúp người đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định. Ảnh: H.Đ.

Cũng theo UBND xã này, định hướng lâu dài của chính quyền địa phương cũng như mong muốn của người dân thì nghề nuôi cá nước lạnh sẽ vẫn là sinh kế chính, giúp ổn định cuộc sống. Nuôi cá nước lạnh còn góp phần bảo vệ rừng và giảm việc trồng thảo quả. Tuy nhiên, người nuôi phải tuân thủ các quy định của pháp luật, vì trước đây, có nhiều hộ nuôi vi phạm hành lang suối, vi phạm Luật Đất đai.

Qua rà soát, quy hoạch trên địa bàn xã có 41,5ha nuôi trồng thủy sản ở 3 suối Nậm Pá, Nậm Than và Nậm Cang để người dân phát triển sản xuất. Tuy vậy, số hộ nuôi cá trở lại vẫn còn ít và chưa có hộ nào thu được từ lứa cá tái thả sau đợt lũ quét năm 2023. 

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Chú trọng biện pháp sinh học phòng trừ sâu róm hại táo

NINH THUẬN Biện pháp rất quan trọng là tăng cường bảo vệ thiên địch, hạn chế dùng thuốc hóa học, không phát dọn sạch thực bì trong vườn, tăng cường trồng cây phân xanh, cây họ đậu

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.