| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh an toàn sinh học trong chăn nuôi heo

Thứ Hai 01/07/2019 , 13:05 (GMT+7)

Nhiều giải pháp “nóng” và kiến nghị được các chuyên gia nêu ra tại hội thảo “An toàn sinh học và giải pháp phòng chống dịch tả heo châu Phi tại các tỉnh phía Nam”, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Đồng Nai tổ chức cuối tuần qua.

15-38-50_nh_1
Chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp quan trọng phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Theo Cục Thú y, tính đến cuối tháng 6/2019, bệnh dịch tả heo Châu Phi (ASF) đã xảy ra ở 4.420 xã, 463 huyện của 60 tỉnh, thành phố. Đến thời điểm này, ngành chức năng cũng đã tiêu huỷ hơn 2,8 triệu con heo với tổng trọng lượng hơn 166.000 tấn.

Đại diện Cục Chăn nuôi cho rằng, an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp rất quan trọng nhằm phòng chống dịch bệnh, các biện pháp bao gồm cả kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi, hệ sinh thái.

Việc chăn nuôi an toàn sinh học sẽ giúp ngăn chặn được nguồn dịch từ bên ngoài xâm nhập vào đàn vật nuôi; đồng thời giảm bớt sự lây lan những mầm bệnh từ trong đàn vật nuôi ra môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, có nhiều vướng mắc trong công tác phòng chống dịch ASF mà các đại biểu đề cập tại hội thảo, đó là quá trình tiêu huỷ, các biện pháp vệ sinh chuồng trại, cách ly dịch bệnh, thời gian tái đàn sau khi công bố hết dịch…

Đặc biệt, đối với việc xử lý thức ăn thừa sau khi tiêu hủy heo như thế nào hay các chính sách hỗ trợ kịp thời và phù hợp đang được rất nhiều người chăn nuôi quan tâm.

Theo ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai, quy định bắt buộc khi heo mắc dịch ASF sẽ phải tiêu hủy hết đàn heo kể cả thức ăn chăn nuôi trong trại để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Nếu đem nguồn thức ăn dư thừa hay chưa sử dụng qua trại khác cũng đồng thời mang theo mầm bệnh đến đó.

Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng, nếu khi tiêu huỷ heo bệnh và tiêu huỷ luôn toàn bộ thức ăn chưa sử dụng, thì sẽ khiến chuột mất đi nguồn thức ăn, chúng sẽ di chuyển đến nơi khác tìm thức ăn khiến dịch bệnh càng lây lan nhanh và rộng.

“Có rất nhiều nguyên nhân khiến dịch ASF phát tán, trong đó có loài chuột. Do vậy, để ngăn ngừa dịch tả heo châu Phi lây lan thì khi tiến hành tiêu hủy heo bệnh các nông hộ có thể nên giữ lại một phần thức ăn chưa sử dụng để làm mồi giữ chân và sử dụng thuốc diệt chuột bỏ vào số thức ăn trên để tiêu diệt loài vật này”, ông Vinh nhấn mạnh.

Liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh, Công ty TNHH Anova cũng đưa ra các biện pháp thực hiện cụ thể, như cần tiêm phòng bệnh truyền nhiễm, tẩy ký sinh trùng định kỳ, công tác vệ sinh chuồng trại định kỳ, cuối kỳ theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Mặt khác, phải cách ly con bệnh để chăm sóc riêng. Vệ sinh kim, ống tiêm, thu gom, xử lý, tiêu huỷ xác chết, tăng sức kháng bệnh đặc biệt trong thời điểm khi thời tiết thay đổi, lúc có dịch bệnh trong khu vực.

TS.Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề xuất, đến nay ở Việt Nam đã có 10% heo của 60/63 tỉnh thành bị tiêu hủy nhưng thực tế vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, do đó cần phải tìm ra nguyên nhân chính của dịch tễ ở Việt Nam là gì thì truyền thông mới có hiệu quả và đưa ra giải pháp mới chính xác.

“Theo tôi, cần phải nghiên cứu ngay ra phần mềm mang tính quốc gia để làm sao từng hộ chăn nuôi, từng trang trại căn cứ vào đó biết được rằng an toàn sinh học ở mức độ nào và nguy cơ nào sẽ xảy ra…”, TS.Bắc nêu vấn đề.

Đề cập đến vấn đề chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai Nguyễn Trí Công đề nghị: “Hiện nay, tất cả các nông hộ hay trang trại chăn nuôi với quy mô lớn hay nhỏ đều có vay vốn ngân hàng, nhưng về chính sách hỗ trợ cũng chưa đi đến đâu hết. Ngân hàng thực tế không thể cho vay mới nhưng cần phải khoanh hay giãn nợ ngay cho người nuôi giúp họ giảm bớt áp lực về tài chính...”.

Theo ông Công, việc phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn gặp nhiều khó khăn như chưa có vacxin phòng bệnh, đường lây truyền của mầm bệnh phức tạp, vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao. Đồng thời, công tác khai báo, cung cấp thông tin của cơ sở chăn nuôi về tổng đàn vật nuôi và tình hình dịch bệnh còn chưa đầy đủ, kịp thời…

Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề nghị các Trung tâm Khuyến nông, Chi cục chăn nuôi - Thú y cần tiếp tục hỗ trợ cho người chăn nuôi trong các vấn đề phòng chống dịch bệnh, tiêu hủy heo bệnh theo đúng quy trình, giúp người dân tối ưu hoá giải pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi heo, nhất là những trang trại chưa có dịch bệnh. Đặc biệt, tại thủ phủ chăn nuôi heo Đồng Nai càng phải thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch ASF nhằm giảm thiểu thiệt hại...

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.