| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư 1,2 tỷ đồng nuôi thỏ, lãi 400 triệu đồng/năm

Thứ Năm 15/04/2021 , 11:31 (GMT+7)

Nếu đầu tư bài bản, đảm bảo kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh, nuôi thỏ cho lợi nhuận không hề thấp.

Trại thỏ Hải Huyền Phát là cơ sở nuôi thỏ thương phẩm lớn nhất huyện Hà Trung (Thanh Hóa), duy trì thường xuyên 6.000 con trở lên. Chủ nhân của trang trại là anh Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1985), thôn Nhạn Trạch, xã Hà Lai (huyện Hà Trung, Thanh Hóa).

Trại thỏ của anh bắt đầu hoạt động từ tháng 12/2019. Anh Hải phân tích: Thịt thỏ thơm ngon bổ dưỡng, chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, là một trong các loại thực phẩm hiện đang được nhiều người tiêu dùng và thị trường ưa chuộng...

Trại thỏ của anh Hải có quy mô thường xuyên 6.000 con, được đầu tư khá bài bản. Ảnh: Như Cương.

Trại thỏ của anh Hải có quy mô thường xuyên 6.000 con, được đầu tư khá bài bản. Ảnh: Như Cương.

Khu chuồng trại của anh cách nhà ở chừng vài trăm mét, trên diện tích 300 m2 đất đấu thầu trong thời gian 50 năm. Chuồng nuôi được xây dựng khép kín khá bền vững với toàn bộ khung xà sắt, mái tôn chống nóng, hệ thống cửa sổ lắp kính sáng.

Anh thiết kế xây dựng chuồng với 6 dãy ngăn để nuôi nhốt riêng biệt thỏ mẹ, thỏ thịt, thỏ giống cho phù hợp việc chăn nuôi chăm sóc. Chuồng được lắp hệ thống đèn LED chiếu sáng, tiêu hao từ 1500 - 2000 kW điện/tháng, 3 máy quạt làm mát công suất từ 0,4W - 2,2 kW/tháng, có hệ thống camera an ninh giám sát.

Nguồn nước được lấy từ giếng khoan của gia đình để vệ sinh chuồng trại, nước lọc sạch đảm bảo để thỏ uống hàng ngày. Nhằm tránh ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh, anh sử dụng một bể khí bioga xử lý chất thải lỏng, hàng ngày chất thải rắn được thu gom để bón cho cây trồng tại nhà.

Là cơ sở sản xuất chăn nuôi gia súc, vì thế cán bộ phụ trách chăn nuôi thú y trong thôn, xã thường xuyên đến tư vấn cho anh về cách chăm sóc, vệ sinh môi trường ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo an toàn sản suất.

Khách thăm quan mô hình nuôi thỏ của anh Hải. Ảnh: Như Cương.

Khách thăm quan mô hình nuôi thỏ của anh Hải. Ảnh: Như Cương.

Loại thỏ lông màu trắng anh đang nuôi thuộc giống thỏ lai New Zealand mua tại cơ sở giống có uy tín, đảm bảo chất lượng . Thức ăn cho thỏ là loại cám viên đảm bảo an toàn sinh học, đặt mua tại các đại lý có uy tín trong và ngoài huyện.

Anh Hải chia sẻ: Thời gian cho thỏ ăn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, nhưng cần phải đúng giờ. Ngoài ra cho thỏ ăn bổ sung các loại rau sạch trồng tại vườn mỗi ngày 1 lần vào buổi chiều. Thỏ mẹ mang thai từ 28 - 32 ngày và cần được chăm sóc cẩn thận chu đáo.

Mỗi năm, một thỏ mẹ sinh sản 6 lứa, mỗi lứa từ 6 - 8 con, tuy nhiên cần chọn lấy 6 con khỏe để nuôi thương phẩm. Thỏ giống được sản xuất ra chủ yếu để chăn nuôi lứa kế tiếp hoặc bán cho người có nhu cầu.

Để ngăn ngừa dịch bệnh, anh Hải thực hiện chế độ tiêm phòng 4 tháng tiêm 1 lần vacxin, 1 tháng uống thuốc 2 ngày để phòng thỏ bị ghẻ và nấm ngoài da...

Từ khi nuôi đến lúc thu hoạch thời gian khoảng 4,5 - 5 tháng, mỗi cá thể thỏ có trọng lượng trung bình từ 2,3 – 2,5 kg/con, thỏ bố mẹ nặng hơn từ 3,5 – 4,0 kg/con; giá bán ra bình quân 100 ngàn đồng/kg, bán cất 80 ngàn đồng/kg.

Anh Hải cho biết nuôi thỏ không quá khó, nhưng đòi hỏi tuân thủ kỹ thuật, nhất là đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Ảnh: NC.

Anh Hải cho biết nuôi thỏ không quá khó, nhưng đòi hỏi tuân thủ kỹ thuật, nhất là đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Ảnh: NC.

Khi xuất chuồng, “Trại thỏ Hải Huyền Phát” nhộn nhịp người mua bán, chủ yếu người địa phương, quán ăn, nhà hàng, thương lái… Nếu chế biến sẵn thì vận chuyến đến cho người đặt mua sản phẩm. 

Anh Hải không ngần ngại tiết lộ: Vốn đầu tư ban đầu cũng khá lớn, ước khoảng 1,2 tỷ đồng làm chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, thuốc phòng bệnh, tiền mua thỏ giống 60 triệu đồng… Tuy nhiên nhờ đầu tư bài bản và nuôi đúng kỹ thuật nghiêm ngặt nên nếu trừ hết chi phí, lãi khoảng 400 triệu đồng/năm.

Anh Hải còn cho biết, sắp tới sẽ xây thêm một hầm khí bioga xử lý chất thải, sử dụng vốn tích lũy cộng với vay thêm tín dụng mở rộng diện tích trại thỏ thêm 200 m2 để tiếp tục phát triển kinh tế gia đình.

Xem thêm
Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất