| Hotline: 0983.970.780

Đánh giá tiềm năng, triển vọng cây dược liệu ở Quảng Trị

Thứ Ba 28/12/2021 , 08:30 (GMT+7)

Nhà khoa học khuyến nghị Quảng Trị và các địa phương của tỉnh cần tập trung phát triển một số cây dược liệu bản địa như cây chè vằng, cây tràm gió...

Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cùng đoàn tư vấn khảo sát tiềm năng cây dược liệu do PGS.TS Trần Văn Ơn, cố vấn quốc gia Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP), chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực dược liệu làm trưởng đoàn vừa có chuyến khảo sát các vùng trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Đây là một trong những hoạt động nằm trong kế hoạch tổng thể về phát triển cây dược liệu, các sản phẩm OCOP về dược liệu của tỉnh Quảng Trị

Đoàn tư vấn khảo sát cây dược liệu tại huyện Cam Lộ. Ảnh: CĐ.

Đoàn tư vấn khảo sát cây dược liệu tại huyện Cam Lộ. Ảnh: CĐ.

Đoàn đã tiến hành khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và lấy mẫu đánh giá hàm lượng tinh dầu trên cây quế trồng tự nhiên tại các huyện Hướng Hóa, Đakrông và Cam Lộ. Đoàn cũng khảo sát các điểm trồng và chưng cất tinh dầu tràm gió, tràm năm gân; vùng trồng cây chè vằng và các cơ sở chế biến cao chè vằng; vùng trồng nguyên liệu quế tập trung tại huyện Cam Lộ.

Sau khi khảo sát thực tế, PGS.TS Trần Văn Ơn khuyến nghị ngành nông nghiệp Quảng Trị và các địa phương trong tỉnh thời gian tới, cần có cơ chế, chính sách phát triển, tập trung vào một số cây dược liệu bản địa như cây chè vằng, cây tràm gió. Từ đó, xây dựng các sản phẩm OCOP chủ lực thông qua việc nâng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật; hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các câu chuyện sản phẩm để nâng tầm thương hiệu.

PGS.TS Trần Văn Ơn cũng đề xuất nghiên cứu thêm các tác dụng của cây chè vằng để có hướng phát triển sản phẩm không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới.

Đối với cây quế, PGS.TS Trần Văn Ơn cho rằng, huyện Cam Lộ ngoài diện tích trồng theo liên kết với Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế hồi Việt Nam (VINASAMEX), cần trồng thử nghiệm thêm các giống quế Trà My, quế Thanh Hóa để đánh giá sự phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và hàm lượng tinh dầu.

Thời gian qua, với những chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích phát triển cây dược liệu, toàn tỉnh Quảng Trị đã phát triển được khoảng 100 ha trồng cây dược liệu chủ lực như đinh lăng, sâm Bố Chính, ngưu tất, sinh đinh, trạch tả, nghệ, cao chè vằng, cà gai leo, an xoa… Mới đây, lô dược liệu an xoa thành phẩm đầu tiên của tỉnh Quảng Trị đã được xuất khẩu qua thị trường Hoa Kỳ.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Chống dịch tả lợn Châu Phi: Chính sách đã đủ, chỉ thiếu sự quyết liệt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, tại Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác kiểm soát giết mổ động vật sáng 23/7.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất