| Hotline: 0983.970.780

Dân bức xúc vì trại lợn gây ô nhiễm

Thứ Ba 11/06/2024 , 10:08 (GMT+7)

BẮC KẠN Mới hoạt động một thời gian ngắn, trại lợn ở xã Liêm Thủy (huyện Na Rì) đã gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Khu xử lý nước thải tại trại lợn của Công ty TNHH Đầu tư sản xuất Nông nghiệp ở xã Liêm Thủy (huyện Na Rì). Ảnh: Ngọc Tú. 

Khu xử lý nước thải tại trại lợn của Công ty TNHH Đầu tư sản xuất Nông nghiệp ở xã Liêm Thủy (huyện Na Rì). Ảnh: Ngọc Tú. 

Thời gian gần đây, người dân xã Liêm Thuỷ, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) phản ánh tình trạng trại lợn trên địa bàn gây ô nhiễm môi trường.

Trại lợn người dân phản ánh tại thôn Khuổi Tấy B (xã Liêm Thủy), đi vào hoạt động năm 2023. Sau khi trại lợn này hoạt động, người dân sống xung quanh phản ánh tình trạng mùi hôi, nước thải tràn ra môi trường gây ô nhiễm.

Người dân ở đây cho biết, ngày 1/5/2024 phát hiện dòng nước đen ngòm bốc mùi hôi thối từ phía trại lợn theo khe nước chảy về phía dưới. Người dân nghi ngờ dòng nước thải này xuất phát từ trại lợn, vì xung quanh khu vực này không có nhà máy, cơ sở sản xuất.

Đêm 9/5/2024, người dân tiếp tục phát hiện nguồn nước phía dưới trại lợn tiếp tục bị ô nhiễm, dòng nước đen, mùi hôi thối chảy ra môi trường. Gần trại lợn này có khe suối, tuy nhiên từ khi trại lợn hoạt động nguồn nước bị ô nhiễm khiến người dân lo lắng.

Ông Hoàng Văn Chính (xã Liêm Thủy) cho biết, gia đình có ao cá gần khu chứa thải của trại lợn, gần đây xảy ra hiện tượng cá bị chết hàng loạt. Sau khi cá bị chết, phía doanh nghiệp vận hành trại lợn đã hỗ trợ, nhưng về lâu dài nếu không khắc phục triệt để khó có thể tiếp tục nuôi cá.

Bên cạnh nguồn nước bị ô nhiễm, người dân cũng phản ánh mùi hôi từ trang trại lợn ảnh hưởng đến cuộc sống. Một người dân (xin giấu tên) ở thôn Khuổi Tấy B cho biết, vào buổi chiều khi có gió là mùi hôi từ trại lợn tràn vào nhà. Nhiều lúc đang ăn cơm cũng phải bỏ dở vì mùi hôi không thể chịu được.

Trước phản ánh của người dân, UBND huyện Na Rì đã vào cuộc kiểm tra, theo đó trại lợn tại thôn Khuổi Tấy B do Công ty TNHH Đầu tư sản xuất Nông nghiệp vận hành. Trại lợn này đã thỏa thuận chuyển nhượng với người dân hơn 57.000m2 đất, xây dựng trại lợn với quy mô 2.500 con lợn nái và 5.000 con lợn thịt.

Cá của người dân thôn Khuổi Tấy B bị chết do nguồn nước ô nhiễm. Ảnh: Ngọc Tú. 

Cá của người dân thôn Khuổi Tấy B bị chết do nguồn nước ô nhiễm. Ảnh: Ngọc Tú. 

Trong hạng mục bảo vệ môi trường, công ty này đã xây dựng hầm biogas, 2 ao sinh học lot bạt HDPE, trạm xử lý nước thải tập trung và một ao sự cố.

Tuy nhiên, từ năm 2023, qua kiểm tra cơ quan chức năng huyện Na Rì đã phát hiện sự cố rò rỉ nước thải từ hầm biogas. Doanh nghiệp đã thu nước rò rỉ từ hầm biogas vào bể chứa (có lót vải địa HDPE, không có nắp đậy) và lắp đặt bơm nước thải trở lại vào hầm biogas để tiếp tục xử lý.

Đêm ngày 09/5/2024, trời mưa to, lượng nước chảy vào bể sự cố nhiều (bao gồm nước thải rò rỉ từ hầm biogas và lượng nước mưa thu qua cống), do vậy công ty đã không thể thực hiện được việc thu nước thải rò rỉ từ hầm biogas để bơm trở lại qua hệ thống xử lý, dẫn đến nước thải từ bể sự cố tràn ra ngoài môi trường.

Trong công văn số 1464, ngày 16/5/2024 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Na Rì nhận định doanh nghiệp vận hành trại lợn ở thôn Khuổi Tấy B chưa khắc phục sự cố rò rỉ từ hầm biogas (thời điểm kiểm tra) khiến nước thải chảy ra môi trường. Trại lợn cũng có mùi hôi, thối gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

UBND huyện Na Rì cũng cho biết, trong quá trình hoạt động, nguồn nước giếng khoan không đáp ứng nên công ty đã tự ý ngăn dòng nước suối tự nhiên (nước mặt) để sử dụng vào mục đích chăn nuôi, dẫn đến không đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cũng như phục vụ sản xuất của người dân.

Sự cố rò rỉ nước thải được cho là nguyên nhân nước thải chảy ra môi trường. Ảnh: Ngọc Tú. 

Sự cố rò rỉ nước thải được cho là nguyên nhân nước thải chảy ra môi trường. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ông Lương Thanh Lộc, Phó Chủ tịch UBND huyện Na Rì cho biết, đã yêu cầu Công ty TNHH Đầu tư sản xuất Nông nghiệp dừng các hoạt động chăn nuôi để khắc phục sự cố rò rì nước thải từ bể biogas đảm bảo đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Thực hiện nghiêm việc khai thác, sử dụng nước ngầm theo đúng Giấy phép số 2184/GP-UBND ngày 24/11/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn cấp, dừng ngay hành vi tự ý ngăn dòng suối để không làm ảnh hưởng đến người dân trong việc sử dụng nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Trường hợp công ty không khắc phục, UBND huyện Na Rì đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo cấp thẩm quyền xem xét xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đất đai, môi trường theo quy định của pháp luật, đồng thời thu hồi giấy phép và dừng hoạt động.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.