| Hotline: 0983.970.780

Cuống cuồng gặt lúa 'chạy mưa'

Thứ Tư 13/10/2021 , 16:23 (GMT+7)

HÀ NỘI Tại huyện Gia Lâm (Hà Nội), nông dân hối hả huy động tối đa máy gặt, nhân công gặt tay, khẩn trương thu hoạch lúa trước khi đợt mưa lớn tiếp theo diễn ra.

Ghi nhận tại xã Lệ Chi và xã Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội), nhiều diện tích lúa bị đổ, ngã do mưa to, gió lớn trong nhiều ngày qua đang được người dân khẩn trương dựng, buộc lại, tránh tình trạng để lúa ngập sâu trong nước, rất dễ lên mầm.

Ghi nhận tại xã Lệ Chi và xã Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội), nhiều diện tích lúa bị đổ, ngã do mưa to, gió lớn trong nhiều ngày qua đang được người dân khẩn trương dựng, buộc lại, tránh tình trạng để lúa ngập sâu trong nước, rất dễ lên mầm.

Ông Phan Văn Cơ, thôn Sen Hồ, xã Lệ Chi (Gia Lâm) cho biết: Gia đình ông có 4 sào trồng lúa thì có tới hơn 2 sào bị đổ. Không thể đưa máy vào gặt, ông đành phải thuê thêm lao động, nhanh chóng gặt bằng tay để tránh lúa bị ngâm lâu trong nước.  Đồng thời, thu hoạch nhanh, gọn trước khi được đợt mưa tiếp theo đang chuẩn bị kéo đến. 'Mặc dù lúa chưa chín 100%, nhưng theo dự báo thời tiết thì từ chiều ngày 13/10 sẽ bắt đầu có mưa trên diện rộng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8. Vì vậy, gia đình tôi vẫn quyết định thu hoạch hết các diện tích',ông Cơ cho hay.

Ông Phan Văn Cơ, thôn Sen Hồ, xã Lệ Chi (Gia Lâm) cho biết: Gia đình ông có 4 sào trồng lúa thì có tới hơn 2 sào bị đổ. Không thể đưa máy vào gặt, ông đành phải thuê thêm lao động, nhanh chóng gặt bằng tay để tránh lúa bị ngâm lâu trong nước.  Đồng thời, thu hoạch nhanh, gọn trước khi được đợt mưa tiếp theo đang chuẩn bị kéo đến. “Mặc dù lúa chưa chín 100%, nhưng theo dự báo thời tiết thì từ chiều ngày 13/10 sẽ bắt đầu có mưa trên diện rộng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8. Vì vậy, gia đình tôi vẫn quyết định thu hoạch hết các diện tích”,ông Cơ cho hay.

Các tổ máy gặt cũng tranh thủ thời tiết đang tạnh ráo, hoạt động hết công suất để giúp người dân nhanh chóng đưa lúa về nhà. Ông  Vũ Văn Thăng, chủ máy gặt cho biết: Rất nhiều diện tích của người dân bị đổ, nên tổ máy của ông làm việc rất vất vả. Máy hay bị 'hóc' lúa và không thể di chuyển nhanh, nên thời gian gặt phải kéo dài hơn. Mặc dù vậy, tổ máy sẽ cố gắng hết khả năng, làm việc liên tục để thu hoạch được càng nhiều diện tích càng tốt.

Các tổ máy gặt cũng tranh thủ thời tiết đang tạnh ráo, hoạt động hết công suất để giúp người dân nhanh chóng đưa lúa về nhà. Ông  Vũ Văn Thăng, chủ máy gặt cho biết: Rất nhiều diện tích của người dân bị đổ, nên tổ máy của ông làm việc rất vất vả. Máy hay bị “hóc” lúa và không thể di chuyển nhanh, nên thời gian gặt phải kéo dài hơn. Mặc dù vậy, tổ máy sẽ cố gắng hết khả năng, làm việc liên tục để thu hoạch được càng nhiều diện tích càng tốt.

Bà Nguyễn Thị Tròn, người cùng thôn Sen Hồ (Lệ Chi, Gia Lâm) chia sẻ: Đợt mưa vừa qua, nhà bà có 2 sào lúa bị đổ, dự định sẽ dựng buộc cho lúa đứng thẳng, đợi chín thêm mới thu hoạch. Tuy nhiên, khi có thông tin sắp có đợt mưa tiếp theo nên bà vẫn quyết định gặt sớm. 'Chưa năm nào mà mưa muộn như năm nay. Mặc dù lúa chưa chín hết, nhưng gặt trước mang về nhà hong cho se vỏ còn hơn để lúa ngoài ruộng. Gặp mưa lớn lúa đổ, ngập nước thì còn thiệt hại nhiều hơn', bà Tròn nói.

Bà Nguyễn Thị Tròn, người cùng thôn Sen Hồ (Lệ Chi, Gia Lâm) chia sẻ: Đợt mưa vừa qua, nhà bà có 2 sào lúa bị đổ, dự định sẽ dựng buộc cho lúa đứng thẳng, đợi chín thêm mới thu hoạch. Tuy nhiên, khi có thông tin sắp có đợt mưa tiếp theo nên bà vẫn quyết định gặt sớm. “Chưa năm nào mà mưa muộn như năm nay. Mặc dù lúa chưa chín hết, nhưng gặt trước mang về nhà hong cho se vỏ còn hơn để lúa ngoài ruộng. Gặp mưa lớn lúa đổ, ngập nước thì còn thiệt hại nhiều hơn”, bà Tròn nói.

Rất nhiều hộ dân đã ra ngồi trực ở đầu ruộng từ sáng sớm để đón máy gặt, với hi vọng gặt nhanh diện tích lúa trước khi trời tiếp tục có mưa.

Rất nhiều hộ dân đã ra ngồi trực ở đầu ruộng từ sáng sớm để đón máy gặt, với hi vọng gặt nhanh diện tích lúa trước khi trời tiếp tục có mưa.

Tại xã Kim Sơn (Gia Lâm), chị Nguyễn Thị Thu Nhuần, thôn Giao Tự, xã Kim Sơn vừa rẽ luống lúa cho máy gặt vừa than thở: 'Thời tiết mà mưa kéo dài liên tục thế này thì nông dân vất vả lắm, để lúa ngoài ruộng ngày nào là thấp thỏm ngày đấy, mà gặt về mưa lớn không phơi được cũng chết dở. Giờ cũng chỉ mong trời đừng mưa nữa để còn phơi lúa, chứ để mọc mầm hết thì vụ này chỉ có mất ăn'.

Tại xã Kim Sơn (Gia Lâm), chị Nguyễn Thị Thu Nhuần, thôn Giao Tự, xã Kim Sơn vừa rẽ luống lúa cho máy gặt vừa than thở: “Thời tiết mà mưa kéo dài liên tục thế này thì nông dân vất vả lắm, để lúa ngoài ruộng ngày nào là thấp thỏm ngày đấy, mà gặt về mưa lớn không phơi được cũng chết dở. Giờ cũng chỉ mong trời đừng mưa nữa để còn phơi lúa, chứ để mọc mầm hết thì vụ này chỉ có mất ăn”.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất