| Hotline: 0983.970.780

'Cụ' thị khoảng 700 tuổi vẫn sum suê cành lá

Chủ Nhật 20/10/2024 , 14:57 (GMT+7)

Cây thị hàng trăm năm tuổi đang sinh trưởng tốt, cành lá xanh, phủ tán rộng. Mỗi năm cây thị cho hàng tạ quả.

Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi vẫn xanh tốt tại khuôn viên Hạt Kiểm lâm Như Xuân. Ảnh: Quốc Toản.

Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi vẫn xanh tốt tại khuôn viên Hạt Kiểm lâm Như Xuân. Ảnh: Quốc Toản.

Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm năm nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022. Đây là một trong 2 "cụ" cây có tuổi đời hàng trăm năm tuổi trên địa bàn huyện Như Xuân đang được bảo vệ nghiêm ngặt.

Cây có chu vi gốc cây (vị trí sát mặt đất) là 9,5m; chu vi gốc cây (vị trí cao 1,3m) là 6,2m; đường kính thân cây (tại vị trí 1,3m) là 2m; cây có chiều cao khoảng 25m.

Ông Dương Hoàng Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân, cho biết: “Việc xác định tuổi đời cây thị có sự hỗ trợ của các chuyên gia thực vật của Trường Đại học Lâm nghiệp, các nhà sưu tầm hiện vật đồ cổ gồm sứ và các cụ cao niên ở thôn, xã. Việc tính toán tuổi cây bằng phương pháp xác định niên đại của một số di chỉ khảo cổ phát hiện trong lòng đất xung quanh gốc cây. Tại khu vực này phát hiện những mảnh vỡ đồ gốm thời nhà Lý và nhà Trần cách đây hơn 600 năm”.

Theo quan sát, "cụ" thị hàng trăm năm tuổi vẫn đang phát triển tốt, cành lá xanh, sum suê, phủ tán rộng. Không gian xung quanh gốc cây thị cổ thụ rộng rãi, thoáng đãng không bị cạnh tranh bởi các loài cây khác hay công trình xây dựng của người dân và của cộng đồng.

Gốc thi lớn, một người ôm không xuể. Ảnh: Quốc Toản.

Gốc thi lớn, một người ôm không xuể. Ảnh: Quốc Toản.

Cũng theo ông Hải, cây thị cổ thụ là tài sản vô giá không chỉ của Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân, mà còn là tài sản quý của quốc gia.

“Cây thị rất có ý nghĩa trong việc giữ gìn bảo tồn nguồn gen, góp phần bảo vệ môi sinh thái. Cây thị cũng gắn liền với những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Mường, Thái, Thổ nơi đây. Do vậy việc bảo vệ, bảo tồn cây thị nói riêng, bảo vệ rừng nói chung không chỉ là nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân mà còn là trách nhiệm của cộng đồng”, ông Hải nói.

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.