| Hotline: 0983.970.780

Cù lao giàu nhờ sầu riêng

Chủ Nhật 29/04/2018 , 08:01 (GMT+7)

Tôi có dịp tham quan nhiều khu vườn trồng sầu riêng ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng chưa nơi nào hoạt động sản xuất kinh doanh rộn ràng tất bật như ở cù lao Dài.

15-20-38_4_chi_ngoc_mi_mot_phu_nu_sn_xut_v_kinh_donh_su_rieng_noi_tieng_o_cu_lo_di_huyen_vung_liem
Chị Ngọc Mai sản xuất kinh doanh sầu riêng có tiếng ở cù lao Dài

Cù lao Dài là một dải đất phù sa trên 20km nằm giữa dòng Cổ Chiên, thuộc huyện Vũng Liêm, cách trung tâm thành phố Vĩnh Long 30km. Trước kia, nơi đây là vùng đất thấp, ngập nước nên người dân chỉ trồng lúa và trồng lát dệt chiếu. Từ khi có hệ thống đê bao khép kín, có điện lưới quốc gia, cù lao Dài trở thành vùng sản xuất nông nghiệp trù phú gồm hai xã Thanh Bình và Quới Thiện.

Đặc biệt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từ nhiều năm qua Đảng bộ và chính quyền địa phương đã mang lại cho cù lao một sức sống đầy khởi sắc, nổi bật là kinh tế nông nghiệp.

Hiện nay, hầu như nhà vườn nào cũng trồng cây đặc sản, chủ lực là sầu riêng, bưởi da xanh, xoài, mít....Ông Đoàn Thanh Hiếu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Quới Thiện cho biết, hiện xã Thanh Bình có tới 1.000ha sầu riêng, đa phần giống sầu riêng Ri 6 và Monthong. Những ngày này đi tới đâu cũng bắt gặp thương lái tấp nập thu mua sầu riêng, rộn ràng nhất là các xe thồ, xe tải và ghe xuồng ngược xuôi vận chuyển sầu riêng đi khắp nơi. Nông thôn ở đây thay đổi từng ngày, nhiều gia đình vươn lên khá giả nhờ sầu riêng.

Ông Phạm Văn Sinh (Ba Sinh) ở ấp Thanh Lương, xã Thanh Bình trồng 200 gốc sầu riêng từ 7 – 10 năm tuổi, mỗi năm thu về vài trăm triệu. Ông cho biết sầu riêng tuy dễ trồng nhưng trước tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, người trồng cần phải biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để hạn chế sự thất thoát.

Theo ông Sinh, việc thu hoạch sầu riêng cũng đòi hỏi người trồng phải có tay nghề cao. Tùy theo yêu cầu của thương lái mà nhà vườn có thể chọn trái. Trái sắp già, dân trong nghề gọi là sầu riêng 8 tuổi; trái già là sầu riêng 9 tuổi và trái chín gọi là sầu riêng 10 tuổi. Thường vận chuyển đi xa như Hà Nội, Trung Quốc người ta chọn trái 7,8 tuổi để khi đến nơi trái vừa chín. Còn như bán tại chỗ thì chọn sầu riêng 10 tuổi.

15-20-38_3_ong_b_sinh_o_x_thnh_binh_phn_khoi_truoc_mot_mu_su_rieng_boi_thu
Ông Ba Sinh phấn khởi trước một mùa sầu riêng bội thu

Ngoài sản xuất kinh doanh, nhiều bà con ở địa phương còn làm dịch vụ như bẻ trái, vận chuyển, giao hàng hoặc mở vựa thu mua giao cho thương lái. Vợ chồng chị Ngọc Mai ở ấp Rạch Vọp, xã Quới Thiện có 10 công sầu riêng trồng trong vườn nhà, ngoài ra chị còn mua thêm sầu riêng gốc (mua nguyên đám) để chăm sóc, bón phân và xử lý cho ra hoa, tới mùa vụ chị thu hoạch trái, mỗi vụ gom hàng trên 200 tấn, sau khi trừ hết các chi phí còn lời trên 1 tỷ đồng.

Giá sầu riêng thường dao động từ 45.000 - 70.000đ/kg, đầu vụ và cuối vụ giá bao giờ cũng cao nên nhiều nông dân có kinh nghiệm thường xử lý cho cây ra trái nghịch vụ để bán được nhiều tiền.

 

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.