| Hotline: 0983.970.780

Công trình khí sinh học, 'nhất cử lưỡng tiện'

Thứ Năm 19/08/2021 , 08:00 (GMT+7)

VĨNH LONG Xây dựng công trình khí sinh học mang lại nhiều lợi ích. Đây là giải pháp vừa phát triển chăn nuôi bền vững, vừa bảo vệ môi trường.

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Vĩnh Long đã và đang phát triển mạnh. Nhưng chất thải trong quá trình sản xuất, chế biến do ngành này gây ra đối với môi trường nông thôn đang là vấn đề búc xúc.

Đàn vật nuôi của tỉnh Vĩnh Long hiện có hơn 232.000 con heo, khoảng 89.000 con và trên 9,5 triệu con gia cầm được nuôi trong 712 trang trại và hơn 71.000 hộ nuôi riêng lẻ. Lượng chất thải ra ước khoảng hơn 500.000 tấn/năm.

Lắp đặt công trình khí sinh học trong chăn nuôi ở Vĩnh Long. Ảnh: Minh Đảm.

Lắp đặt công trình khí sinh học trong chăn nuôi ở Vĩnh Long. Ảnh: Minh Đảm.

Theo tính toán của ngành chuyên môn, mỗi con heo thải ra môi trường khoảng 1 tấn phân/năm. Nếu thu gom hết, sử dụng sản xuất biogas thì mỗi năm có thể sản xuất được 13,5 triệu m3 khí mê-tan, cung cấp gần 30 triệu KWh điện năng.

Thực tế, 712 trang trại chăn nuôi trong tỉnh đa số đều thực hiện các biện pháp xử lý môi trường bằng bạt nhựa HPDE, hầm biogas và công trình khí sinh học bằng chất liệu composite. Các biện pháp xử lý trên giúp người chăn nuôi an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh, an tâm trong hoạt động sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường.

Ở nông thôn, nông dân, nhất là những hộ chăn nuôi quy mô tương đối lớn đã xây dựng công trình để sử dụng khí biogas như túi nilông và xây dựng công trình kiên cố bằng gạch xây, bê tông cốt thép theo kiểu hộp chữ nhật hoặc hình vòm cầu.

Hầm biogas theo kiểu này tốn khoảng 1,2 - 2 triệu đồng, dung tích trên 3 m3, tuổi thọ trung bình khoảng 10 - 15 năm. Kỹ thuật xây dựng hầm khá đơn giản. Các gia đình ở nông thôn cũng đã tự làm dựa trên những bản vẽ thiết kế đơn giản. Diện tích xây dựng hầm ủ không lớn, làm chìm dưới đất.

Gần đây, người chăn nuôi đầu tư hầm biogas bằng vật liệu composite, gia tăng hiệu quả sử dụng. Ảnh: Minh Đảm.

Gần đây, người chăn nuôi đầu tư hầm biogas bằng vật liệu composite, gia tăng hiệu quả sử dụng. Ảnh: Minh Đảm.

Gần đây, người chăn nuôi có đầu tư hoặc được Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ nhiều loại hầm bằng vật liệu mới (nhựa composite) các kích thước khác nhau, rất bền và nhẹ. Giai đoạn 2017 - 2020, hộ chăn nuôi trong tỉnh được tiếp tục hỗ trợ xây công trình khí sinh học biogas từ Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Vĩnh Long với số lượng là 2.298 công trình.

Có 4 loại hầm: Hầm loại nhỏ (đường kính 1,9 m), hầm loại trung bình (đường kính 2,25 m), hầm trung bình (đường kính 2,45 m). Hầm đại (đường kính 2,9 m) phù hợp cho những hộ chăn nuôi quy mô lớn, từ 20 con trở lên. Thông thường, các nông hộ chỉ sử dụng kích cỡ hầm quy mô phù hợp với 5 - 7 con heo, 2 - 3 con bò/hầm.

Dù sử dụng loại nào, hầm nhựa composite cũng cho hiệu quả kinh tế đáng kể, thay thế nguồn nguyên liệu truyền thống, giúp giảm chi phí, tăng thu nhập cho nông hộ. Theo tính toán của những hộ sử dụng công trình hầm biogas, nếu chuồng nuôi từ 20 - 25 con heo với một hầm cỡ 6 - 8 m3 và gia đình sử dụng để nấu ăn, thắp sáng, đun nấu khác thì tiết kiệm chi phí sinh hoạt gia đình khoảng 280 - 300 ngàn đồng/tháng. Mỗi năm tiết kiệm được 4 - 5 triệu đồng… 

Đào hầm xây dựng hố biogas giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Ảnh: Minh Đảm.

Đào hầm xây dựng hố biogas giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Ảnh: Minh Đảm.

Theo ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Long, thực hiện chương trình khí sinh học, chất thải chăn nuôi được xử lý, chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ. Hơn nữa, phân gia súc sau khi xử lý qua hầm biogas đưa ra ao lắng trước khi ra bên ngoài. Từ đó, môi trường được cải thiện đáng kể.

Đồng thời, hầm biogas giúp người dân tăng thu nhập giá trị kinh tế nhờ vào lượng khí sinh học đem lại phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Qua đó, góp phần chủ động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

Theo ông Lê Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long: Do chăn nuôi ở Vĩnh Long có quy mô nông hộ còn chiếm tỉ lệ cao, điều kiện chuồng trại không đảm bảo sẽ rất nhạy cảm với điều kiện biến đổi khí hậu nên người nuôi cần hỗ trợ công nghệ khí sinh học biogas, xử lý bằng công nghệ ép tách phân và chế phẩm sinh học EM nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch trong chăn nuôi cho các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.