| Hotline: 0983.970.780

Công bố loài chuồn chuồn kim mới

Thứ Hai 18/01/2021 , 15:36 (GMT+7)

Một loài chuồn chuồn kim mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế Zootaxa vào những ngày cuối cùng của năm 2020.

Loài chuồn chuồn kim mới vừa được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Duy Tân, TP Đà Nẵng và cán bộ khoa học của 2 Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh); Pù Mát (Nghệ An) phát hiện, công bố. 

Loài chuồn chuồn kim mới vừa được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Duy Tân, TP Đà Nẵng và cán bộ khoa học của 2 Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh); Pù Mát (Nghệ An) phát hiện, công bố. 

Chiều 18/1, lãnh đạo Vườn  quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho biết, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Duy Tân, TP Đà Nẵng và cán bộ khoa học của 2 Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh); Pù Mát (Nghệ An) vừa phát hiện, công bố loài chuồn chuồn kim mới mang tên Coeliccia natgeo (đặt theo tên của tổ chức National Geographic Society, Mỹ - đơn vị tài trợ cho nhóm tác giả đi điều tra, nghiên cứu côn trùng ở những khu vực này). 

Trước đó, tháng 7/2018, trong một chuyến khảo sát ngắn ở một số khu vực thuộc huyện Hương Sơn, Vườn quốc gia Vũ Quang, TS. Phan Quốc Toản (Đại học Duy Tân) đã thu thập được một số mẫu vật mà ông tin chắc là một loài mới cho khoa học. Tuy nhiên do số lượng mẫu vật thu được rất ít và dữ liệu chưa rõ ràng nên chưa thể tiến hành công bố.

Đến tháng 5/2019, TS. Toản và đoàn nghiên cứu bất ngờ thu thập được một vài cá thể đực của loài này ở Vườn quốc gia Pù Mát và sau đó một năm, trong nhiều chuyến khảo sát tại một số khu vực của Vườn quốc gia Vũ Quang, TS. Toản và cộng sự cũng đã ghi nhận được loài này.

Sau khi có đầy đủ dữ liệu và mẫu vật, nhóm tác giả đã tiến hành công bố loài Coeliccia natgeo Phan, Ngo, Toan & Tuan, 2020 với mẫu chuẩn (holotype) từ Khe Nhớp thuộc Vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh. 

Loài Coeliccia natgeo là thành viên thứ 8 của một nhóm chuồn chuồn kim đặc hữu Coeliccia hayashii, toàn bộ đều chỉ mới phát hiện ở Việt Nam.

Con đực của loài Coeliccia natgeo khác biệt hoàn toàn so với tất cả các loài trong nhóm ở đặc điểm chỉ có ngực trước có phấn trắng và không có sọc (hay đốm) màu vàng ở ngực giữa, kết hợp với đặc điểm tấm sau (posterior pronotal lobe) của ngực trước con cái tiêu giảm thành một mấu lồi rất nhỏ (trong khi cấu trúc này ở con cái của các loài khác trong nhóm lại phát triển rất mạnh).

Quá trình nghiên cứu, khảo sát của các nhà khoa học về loài chuồn chuồn kim Coeliccia natgeo mất nhiều thời gian, công sức.

Quá trình nghiên cứu, khảo sát của các nhà khoa học về loài chuồn chuồn kim Coeliccia natgeo mất nhiều thời gian, công sức.

Theo quan sát, loài chuồn chuồn kim Coeliccia natgeo có tập tính sinh thái học rất khác so với các loài chuồn chuồn kim trong giống Coeliccia là chúng thường sinh sống ở những đoạn khô, cách xa bờ các khe suối nhỏ, rậm rạp và khá hiếm gặp, chỉ rải rác xuất hiện 1-2 cá thể ở mỗi điểm nghiên cứu.

Một điều đặc biệt nữa là phát hiện này đã mở rộng vùng phân bố của nhóm chuồn chuồn kim đặc hữu Coeliccia hayashii ra tận bắc miền Trung Việt Nam. Tất cả các loài trong nhóm này mới chỉ phát hiện chủ yếu quanh khu vực Tây Nguyên, và loài phân bố xa nhất là ở Vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên Huế.

Như vậy, từ kết quả của những chuyến đi này, nhóm nghiên cứu côn trùng học do TS. Phan Quốc Toản dẫn đầu đã công bố được 2 loài chuồn chuồn kim mới cho khoa học, gồm: Loài Drepanosticta emtrai Dow, Kompier & Phan, 2018 từ VQG Vũ Quang (năm 2018) và loài Prodasineura lancastrei Phan & Ngo, 2020 từ VQG Pù Mát (tháng 2/2020).

Những phát hiện này chứng tỏ tiềm năng về đa dạng sinh học của Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm ẩn đang chờ đợi được khám phá. 

Xem thêm
An toàn sinh học, 'lá chắn' phòng, chống dịch bệnh vật nuôi hiệu quả

KHÁNH HOÀ Không chỉ là 'lá chắn' phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học còn giúp người dân Khánh Hòa phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Xử lý nghiêm việc đốt rơm rạ

HUẾ TP Huế sẽ xử lý nghiêm các trường hợp đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa nhằm tránh ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn giao thông.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.