| Hotline: 0983.970.780

Có nên nhân giống bưởi bằng hạt?

Thứ Sáu 25/03/2011 , 09:52 (GMT+7)

Khi dùng hột bưởi để nhân giống sẽ rất dễ gặp trường hợp cây con không cho trái ngon giống như cây mẹ đã cho hạt để làm giống.

Hỏi: Cách nay vài năm, em bà con của tôi ở Bến Tre lên chơi có cho mấy trái bưởi quý ăn rất ngon. Tôi đã lấy hột gieo để giữ giống. Đến nay chúng đã có trái, nhưng trái ăn chua và không ngon như những trái trước đây tôi lấy hột làm giống. Xin cho biết tại sao lại như vậy. Có cách nào để cây cho trái ngon như trái “mẹ” của chúng?

Võ Văn Em (Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh)

Trả lời: Mặc dù cùng thuộc họ Cam (Rutaceae), nhưng bưởi lại khác với nhiều giống cùng nằm trong họ này, đó là hạt của bưởi thuộc loại đơn phôi, phôi của chúng là phôi hữu tính (do hai phối tử đực và cái kết hợp với nhau) được hình thành do sự sắp xếp lại bộ gen của bố và mẹ, vì thế chúng có sự biến dị (cây con không còn giống cây mẹ nữa), có nghĩa là cây mẹ không có khả năng di truyền cho thế hệ con cháu toàn bộ những đặc tính của mình (trong đó có những đặc tính quý như ăn ngon mà bạn đã thấy). Vì thế khi bạn dùng hột bưởi để nhân giống sẽ rất dễ gặp trường hợp cây con không cho trái ngon giống như cây mẹ mà bạn đã lấy hạt để làm giống.

Ngày nay, ngoài cách nhân giống bằng hạt (nhân hữu tính - là cách làm truyền thống của ông cha ta trước đây, hiện tại ở một số vùng nông thôn vẫn còn áp dụng mang tính chất tự cung tự cấp là chính), thì người ta còn nhân giống bằng phương pháp vô tính như chiết, ghép đang được áp dụng phổ biến ở những vùng chuyên canh cây ăn trái của nước ta hiện nay hoặc giâm cành hay tách chồi... Trong phương pháp này do không có sự kết hợp giữa phối tử đực và phối tử cái, không có sự sắp xếp lại bộ gen nên cây giống không bị biến dị có nghĩa là cây con sẽ giống như cây mẹ.

Qua phân tích sơ bộ trên đây cho thấy muốn có được trái bưởi ngon như bạn đã ăn, bạn nên trồng giống bưởi này bằng cành chiết hay cây ghép. Ngoài ưu điểm là cây con sẽ mang được đặc tính tốt của cây mẹ, cách này còn có ưu điểm là cây bưởi sẽ nhanh cho trái, năng suất thường cao.

Tuy nhiên cũng nói thêm với bạn là có thể do một nguyên nhân nào đó, thí dụ như: chất đất, nguồn nước tưới, thời tiết... mà một số loại cây ăn trái đặc sản như nhãn lồng Hưng Yên, cam Xã Đoài, vải thiều Thanh Hà, vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim, sơ ri Gò Công... khi mang giống dù bằng cành chiết hay cây ghép ra khỏi “quê hương” của nó (có khi cách nhau chỉ vài cây số, hoặc chỉ cách nhau một dòng sông) thì nó cũng đã không giữ được những đặc tính tốt vốn có của cây mẹ mà ta lấy giống rồi. Với cây bưởi của bạn không rõ có nằm trong trường hợp này không. Nếu có thì dù bạn có trồng bằng cành chiết hay cây ghép đi nữa thì sau này cây con cũng không giống y chang như cây mẹ mà bạn đã lấy giống.

Trường hợp của bạn, do số lượng giống cần không nhiều, theo tôi bạn nên áp dụng cách chiết cành. Cách làm như sau:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 60 ra ngày 25/3/2011)

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

9 kiến nghị phát triển khoa học công nghệ ngành chăn nuôi, thủy sản

9 kiến nghị tâm huyết được đưa ra nhằm tháo gỡ nút thắt, thúc đẩy KHCN trong chăn nuôi và thủy sản, hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW vào thực tiễn sản xuất.

Quảng Ngãi: Hơn 159.000 ha rừng nguy cơ cháy cao

Năm 2025, dự báo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 159.000 ha nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.