| Hotline: 0983.970.780

CITES lần đầu đưa hươu cao cổ vào danh sách cần bảo vệ

Thứ Hai 26/08/2019 , 15:25 (GMT+7)

Tại Hội nghị các nước thành viên Công ước CITES đang diễn ra tại Thụy Sỹ với sự tham dự của CITES Việt Nam, các quốc gia đã đồng thuận đưa hươu cao cổ vào phụ lục II của công ước CITES.

Hươu cao cổ có nguy cơ bị tuyệt chủng một cách thầm lặng do quần thể loài này đã bị suy giảm 36 - 40% trong vòng 30 năm qua.

Những nhà hoạt động bảo vệ  động vật hoang dã hoan nghênh quyết định của CITES bởi điều này có nghĩa là việc buôn bán quốc tế hươu cao cổ và các bộ phận của chúng như da, xương, thịt sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Việc đưa hươu cao cổ vào phụ lục II của công ước CITES là một quyết định sống còn cho loài sinh vật này khị bị đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng thầm lặng trong nhiều năm nay. Có tên trong phụ lục II sẽ đảm bảo rằng các bộ phận của hươu cao cổ chỉ được buôn bán quốc tế khi có giấy tờ chứng nhận hợp pháp và không gây nguy hại đến sự tồn vong của loài này.

Từng là loài vật có số lượng đàn đông đúc trên phần lớn thảo nguyên nửa khô cằn và thảo nguyên của châu Phi, nhưng ngày nay, hươu cao cổ chỉ được tìm thấy ở phía nam Sahara và chỉ còn khoảng 68.000 cá thể trưởng thành còn sống trong tự nhiên. Trong những năm gần đây, hươu cao cổ đã đượt liệt kê trong danh sách của IUCN trong nhóm “sắp nguy cấp”.

Theo số liệu của Mỹ mà HSI có được thì từ 2006 đến 2015, ít nhất 33.000 mẫu vật hươu cao cổ đã được nhập khẩu cho mục đích thương mại và hầu hết đều có nguồn gốc hoang dã.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất