| Hotline: 0983.970.780

Nhiều nước xác nhận đóng cửa thị trường ngà voi nội địa

Thứ Năm 22/08/2019 , 15:46 (GMT+7)

Ngày 22/8 theo giờ Việt Nam, tại Geneva, Thụy Sỹ, Hội nghị các nước thành viên công ước của Liên hợp quốc về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp xác nhận cam kết đóng cửa các thị trường buôn bán ngà voi nội địa.

Theo thỏa thuận, các quốc gia hiện vẫn còn mở cửa thị trường ngà voi sẽ bị yêu cầu báo cáo về các biện pháp họ đang thực hiện để đảm bảo rằng thị trường ngà voi nội địa của họ không góp phần dẫn đến nạn săn trộm hoặc buôn bán bất hợp pháp.

Các nước thành viên CITES thông qua việc đồng thuận tập trung vào các thị trường hợp pháp còn đang mở như Nhật Bản và liên minh châu Âu. Các cuộc thảo luận đã tập trung vào các thị trường lớn hiện đang mở mà thấy rõ sự góp phần của chúng với nạn buôn lậu và săn trộm.

Một động thái tích cực tại hội nghị, Israel nhấn mạnh đến thông báo gần đây về việc đóng cửa thị trường nội địa ngà voi và ngà voi ma mút, và Úc cũng tuyên bố ý định đóng cửa thị trường nội địa trong thời gian tới. Ngoài ra, liên minh châu Âu khẳng định rằng họ sẽ thắt chặt các quy định.

Hội nghị các nước thành viên gần đây vào năm 2016 đã kêu gọi các nước đóng cửa thị trường ngà voi nội địa mà góp phần dẫn đến nạn săn trộm hoặc buôn bán bất hợp pháp. Một số quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản và liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng thị trường của họ không không “dung túng” nạn săn trộm hoặc buôn bán bất hợp pháp và họ đã thực hiện các hành động kiểm soát cần thiết.

Nhật Bản, nơi có thị trường ngà voi nội địa quan trọng và có các dấu hiệu liên quan đến nạn buôn lậu ngà voi đến Trung Quốc sẽ bị ràng buộc bởi quyết định đã được thống nhất này, nếu điều này được thông qua tại phiên toàn thể vào tuần tới.

Thoả thuận đống cửa thị trường ngà voi nội địa đạt được ngày 22/8 sẽ được được đưa ra phiên họp toàn thể của hội nghị trước khi phê chuẩn vào ngày 27 hoặc 28 tháng 8 này.

Một số nước thành viên bao gồm các quốc gia có voi châu Phi phân bố như Gabon, Kenya, Burkina Faso, Nigeria Angola và Liberia, nhắc lại rằng tất cả các thị trường ngà voi nội địa hợp pháp tạo ra nhiều cơ hội để tráo đổi ngà voi bất hợp pháp dẫn đến nạn săn trộm và buôn bán bất hợp pháp.

Bà Iris Ho, chuyên gia chính sách cấp cao của chương trình bảo tồn động vật hoang dã thuộc Tổ chức Quốc tế Đối xử Nhân đạo với Động vật (HSI) cho biết: HSI nồng nhiệt chúc mừng các quốc gia Burkina Faso, Bờ biển Ngà, Ethiopia, Gabon, Kenya, Liberia, Niger, Nigeria và Sy ri đã đạt được sự đồng thuận cao trong đề xuất này, và 32 quốc gia thuộc liên minh voi châu Phi đã nỗ lực vận động đóng cửa thị trường buôn bán ngà voi nội địa trên toàn thế giới.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi

CẦN THƠ Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ đề nghị, sau khi vận động, người dân không chấp hành tiêm vacxin cho vật nuôi, cần xử lý hành chính để răn đe.

Hàn Quốc bàn giao dự án cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐBSH

THÁI BÌNH Dự án 'Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐBSH' được phía Hàn Quốc bàn giao cho Việt Nam sau 5 năm triển khai thành công tại huyện Đông Hưng, Thái Bình.

Vùng rốn phèn thành 'vương quốc khóm'

TIỀN GIANG Đến Tân Phước hôm nay, ấn tượng nhất là những cánh đồng khóm bạt ngàn, hút tầm mắt, nhiều nhất là các xã Hưng Thạnh, Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Thạnh Tân, Mỹ Phước.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

'Mở đường lớn' cho cá rô phi Việt Nam 'bơi' ra thế giới

Ông Trần Đình Luân nhận định, cá rô phi đang vào giai đoạn thuận lợi, mở ra cơ hội phát triển chuỗi giá trị và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản.

37 khu vực phía Nam nhận cảnh báo đỏ về cháy rừng

Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cảnh báo rừng tại Nam Bộ, Tây Nguyên đang ở cấp V - mức cảnh báo đỏ, yêu cầu siết chặt phòng cháy trong cao điểm nắng nóng.