| Hotline: 0983.970.780

'Cây hạnh phúc' của người Trấn Yên

Chuyện giờ mới kể ở vựa măng tre Bát Độ

Thứ Tư 12/10/2022 , 07:05 (GMT+7)

YÊN BÁI Trồng được tre đã khó, hành trình tìm đường tiêu thụ cho vựa măng tre Bát Độ ở Trấn Yên cũng vô cùng gian nan...

Khi dân "dọa" chở măng đổ ở nhà cán bộ

Năm 2003, trên địa bàn huyện Trấn Yên trồng được 60ha tre Bát Độ, năm 2004 trồng thêm được 100 ha..., cứ vậy, mỗi năm trồng thêm hơn 100ha, diện tích tre ngày càng được mở rộng. Cây lạ, đất tốt, khí hậu phù hợp nên đến năm 2005, những ngọn măng đầu tiên đã xuất hiện. Lúc này, một câu hỏi lớn được đặt ra với cấp ủy, chính quyền và người dân của huyện Trấn Yên là “bán măng ở đâu?”.

Ảnh 6. Cán bộ khuyến nông huyện thăm diện tích tre Bát Độ mới trồng ở xã Lương Thịnh

Cán bộ khuyến nông huyện Trấn Yên thăm diện tích tre Bát Độ mới trồng ở xã Lương Thịnh. Ảnh: Thanh Tiến: 

Bài liên quan

Để trả lời câu hỏi đó, Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên lúc ấy là bà Nguyễn Thị Huấn cùng các thành viên trong Ban quản lý dự án tre Bát Độ của huyện đã quyết định thành lập đoàn công tác tới các tỉnh như Hòa Bình, Hải Dương, Hà Giang để tìm doanh nghiệp thu mua sản phẩm măng, hoặc nếu không tìm được doanh nghiệp tiêu thụ thì học tập các biện pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm để bán tại các chợ trong tỉnh, trong huyện.

Rất may mắn, trong chuyến công tác tại Hải Dương, đoàn đã gặp gỡ doanh nghiệp Vạn Đạt (một công ty hoạt động trong lĩnh vực thu mua, sơ chế măng xuất khẩu). Sau đó, trực tiếp bà Nguyễn Thị Huấn đã mời doanh nghiệp lên tham quan vùng nguyên liệu tre Bát Độ của huyện.

Bà Nguyễn Thị Huấn nhớ lại: “Trồng tre đã vất vả, nhưng câu chuyện bán măng lại là vẫn đề phải trăn trở hơn rất nhiều. Đã có những hộ dân "dọa" rằng, nếu không bán được măng thì sẽ thuê ô tô chở măng đến nhà lãnh đạo huyện để đổ! Chính vì vậy, nỗi lo tiêu thụ măng lúc đó là của cả người dân, chính quyền các xã và lãnh đạo huyện.

Lãnh đạo huyện và Ban quản lý tre Bát Độ của huyện đã đưa đại diện của Công ty TNHH Vạn Đạt đi khảo sát vùng nguyên liệu ở một số xã và Công ty đã đồng ý ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm măng. Từ đó đến nay, Công ty đã trở thành doanh nghiệp tiêu thụ chính, ổn định sản phẩm măng tre Bát Độ giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất. "Nút thắt quan trong nhất được tháo gỡ, cấp lãnh đạo chúng tôi như trút bỏ được gánh nặng ngàn cân trên vai mình", bà Huấn kể.

Vựa măng tre 30 nghìn tấn/năm

Từ năm 2005 đến nay, cây tre măng Bát Độ luôn được coi là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp của huyện Trấn Yên. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện các nhiệm kỳ luôn xây dựng giải pháp phát triển vùng tre măng Bát Độ hàng hóa, hàng năm luôn xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu.

Ảnh 7. Phù hợp với thổ nhưỡng nên tre Bát Độ cho sản lương ổn định hàng năm trên 30000 tấn

Phù hợp với thổ nhưỡng nên tre Bát Độ phát triển rất tốt, cho sản lươn ổn định hàng năm trên 30.000 tấn/năm. Ảnh: Thanh Tiến.

Theo từng giai đoạn và điều kiện khảo sát đất đai thực tế ở từng địa phương, huyện Trấn Yên xây dựng kế hoạch phát triển mở rộng diện tích của từng năm cho từng xã. Mỗi năm phát triển từ 100 – 300ha tre Bát Độ. Đến nay, huyện Trấn Yên đã hình thành vùng trồng tre nguyện liệu tập trung lớn hàng đầu cả nước với 3.908ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 3.364ha, sản lượng măng thương phẩm hàng năm đạt trung bình hơn 30.000 tấn.

Kiên Thành là xã vùng cao của huyện Trấn Yên với trên 90% là đồng bảo dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Tày, Dao và Mông. Sau bao gian truân phát triển, xã Kiên Thành đã trở thành thủ phủ của cây tre Bát Độ. Hiện nay, diện tích tre măng của xã là hơn 1.900ha, trong đó có 1.774ha trong thời kỳ kinh doanh. Hàng năm, sản lượng măng thương phẩm trung bình của xã đạt hơn 20.000 nghìn tấn, chiếm tới 2/3 sản lượng măng của toàn huyện.

Ông Dương Kim Hưng, Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết: “Đến thời điểm này của vụ thu hoạch măng tre Bát Độ năm 2022, sản lượng măng thương phẩm của xã đạt hơn 20.000 tấn, với giá bán dao động từ 5.500 - 6.000 đồng/kg, giá trị thu nhập khoảng 110 tỷ đồng. Hiện nay, 14 điểm thu mua của các doanh nghiệp như Công ty TNHH Vạn Đạt và Công ty Cổ phần Yên Thành được phân bố tại tất cả các thôn, thuận tiện cho người dân tiêu thụ sản phẩm. Nhờ trồng tre măng Bát Độ mà đời sống của nhân dân trong xã đã được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người của xã hiện đã đạt trên 45 triệu đồng/người/năm".

Ảnh 8. Thương lái đến tận chân đồi thu mua sản phẩm măng cho bà con nhân dân xã Kiên Thành

Thương lái đến tận chân đồi thu mua sản phẩm măng cho bà con xã Kiên Thành. Ảnh: Thanh Tiến.

Hồng Ca là một xã khó khăn ở huyện Trấn Yên với trên 95% là người dân tộc thiểu số. Đến nay, gần 70% hộ trong xã đã trồng tre, tổng diện tích 1.234ha, trong đó 1.057ha tre thời kỳ kinh doanh, tập trung chủ yếu ở các thôn Hồng Hải, Nam Hồng, Liên Hiệp, Đồng Đình.

Đặc biệt hơn, cây trồng này đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân ở các thôn vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống như Hồng Lâu, Khuôn Bổ, Khe Ron, Khe Tiến.

Ông Hờ A Tính, Bí thư chi bộ thôn Hồng Lâu, xã Hồng Ca cho chia sẻ: “Hiện nay, 100% hộ dân trong thôn chúng tôi đã trồng tre măng Bát Độ, cả thôn có hơn 120ha tre măng. Năm nay thời tiết mưa nhiều nên các đồi tre măng mọc rất nhiều và to hơn những năm trước. Bên cạnh đó, giá măng thương phẩm năm nay tăng cao nên bà con rất phấn khởi.

Nhờ nguồn thu nhập từ măng, nhiều hộ dân trong thôn đã thoát nghèo, nhiều hộ đã vươn lên khá giả. Hơn nữa, việc tập trung mở rộng diện tích ở đây đã góp phần hạn chế được tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng độ phe phủ rừng. Cây tre còn có tác dụng phòng hộ, giữ đất, hạn chế rất tốt nguy cơ sạt lở đất...”.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài 4] Sức bật công nghệ đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Với định hướng trở thành 'Nhà bếp của thế giới', nhờ sức bật từ công nghệ, CPV Food Bình Phước từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi Việt ra thế giới.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Bình luận mới nhất