Lực lượng chức năng tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: KĐ.
Đã chi trả hơn 320 tỷ đồng tiền DVMTR
Sau hơn 12 năm thành lập, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thực hiện tốt các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại địa phương và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Là một chính sách mang các đặc trưng riêng, ảnh hưởng rất nhiều đối tượng đặc biệt với đa số ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua Ban điều hành Quỹ luôn năng động sáng tạo với nhiều hình thức tuyên truyền như: Phóng sự, Báo chí, các cuộc thi tìm hiểu chính sách, trang web đơn vị cũng như các trang mạng xã hội, tờ rơi, pano…
Cùng với đó, từng bước hình thành, xây dựng, hoàn thiện thể chế và những lợi ích về kinh tế, môi trường, xã hội đã mang lại hiệu quả tích cực, huy động được nguồn lực đáng kể cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; cải thiện, nâng cao đời sống người dân sống gắn bó với rừng.
Một trong những điểm nhấn trong chi trả tiền DVMTR là việc Quỹ tăng cường sử dụng các ứng dụng công nghệ mới như viễn thám, GIS, hệ thống ứng dụng tuần tra rừng bằng điện thoại thông minh đã giúp nâng cao việc quản lý rừng, các công việc trở nên minh bạch, hiệu quả hơn.
Thống kê cho thấy, từ năm 2011-2022, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thừa Thiên - Huế đã chi hơn 320 tỷ đồng tiền DVMTR cho gần 600 chủ rừng là tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình quản lý. Tổng diện tích rừng được chi trả gần 160 nghìn ha/283 nghìn ha rừng của tỉnh (chiếm hơn 54%).
Điều này góp phần giữ vững độ che phủ rừng của tỉnh (57,15%), đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đem lại thu nhập đáng kể cho hàng ngàn lao động vùng nông thôn, miền núi trên địa bàn.
Dự kiến, từ năm 2023 nguồn thu từ kết quả giảm phát thải khí nhà kính theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ sẽ thực hiện chi trả cho thêm hơn 52 nghìn ha rừng tự nhiên khác, đạt 100% diện tích rừng tự nhiên được chi trả. Qua đó góp phần nâng tổng diện tích rừng được chi trả lên gần 211 nghìn ha rừng, chiếm hơn 75% diện tích rừng toàn tỉnh.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Việc quản lý bảo vệ rừng hiệu quả hơn
Trong bối cảnh nguồn ngân sách bố trí cho công tác quản lý, bảo vệ rừng còn khó khăn, hạn hẹp thì nguồn kinh phí chi trả DVMTR cho các công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng (BQLR) phòng hộ, đặc dụng hết sức có ý nghĩa, giúp cho các chủ rừng tổ chức tăng cường thêm lực lượng quản lý bảo vệ rừng.
Đến nay, đã có 6 đơn vị (không có tổ chức kiểm lâm) thực hiện cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức xây dựng lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách với 131 người. Bên cạnh đó, đã có 3 đơn vị tổ chức ký kết hợp đồng cho 134 lao động địa phương, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, các chủ rừng là tổ chức cũng đã tăng cường giao khoán cho các cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ rừng cung ứng DVMTR. Thông qua nguồn tiền chi trả này đã giúp tăng cường năng lực quản lý bảo vệ rừng đáng kể cho các chủ rừng là tổ chức, người dân và các BQLR cộng đồng thôn/bản; hỗ trợ đầu tư đưa vào sử dụng các công trình, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác bảo vệ rừng.
Chính sách đã tạo sợi dây gắn kết giữa chủ rừng là tổ chức với người dân sống gần rừng, người dân cùng chính quyền, tất cả cùng nhau thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng.
Chi trả tiền DVMTR góp phần giữ vững độ che phủ rừng của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Bên cạnh đó, từ nguồn kinh phí này nhiều cộng đồng thôn/bản trên địa bàn tỉnh đã xây dựng thành công mô hình phát triển sinh kế, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng nghìn hộ gia đình là thành viên thuộc các BQLR cộng đồng thôn/bản. Điều này giúp cho các hộ gia đình, người lao động yên tâm thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng được giao.
Từ khi được Quỹ chi trả tiền dịch vụ, các chủ rừng, cộng đồng và người dân trên địa bàn tỉnh có động lực hơn để gắn bó với rừng, góp phần giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả hơn. Đồng thời tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho các hộ dân sống ven rừng tham gia công tác tuần tra, canh gác bảo vệ rừng.
Đặc biệt, một số cộng đồng dân cư ở các xã Phong Mỹ, Phong Xuân thuộc huyện Phong Điền đã sử dụng tiền DVMTR để hỗ trợ kinh phí rà soát, cắm mốc xác định ranh giới diện tích rừng do mình quản lý, mua sắm trang bị máy tính bảng phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ rừng.
Chi trả DVMTR đã thực sự tạo cơ hội gắn kết các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình với chính quyền và các tổ chức Nhà nước về lâm nghiệp... góp phần nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, bảo vệ rừng cho người dân.
Minh bạch hóa chính sách
Là một chính sách mang các đặc trưng riêng, ảnh hưởng rất nhiều đối tượng đặc biệt với đa số ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế luôn năng động, sáng tạo với nhiều hình thức tuyên truyền.
Với đặc thù sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số đều ở các bản làng xa xôi, giao thông đi lại cách trở nên trước đây, việc nhận tiền chi trả DVMTR gặp nhiều khó khăn, thậm chí có xảy ra tình trạng tiêu cực.
Những năm gần đây, việc áp dụng chi trả tiền cho các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình bằng phương thức qua tài khoản ngân hàng và chi trả điện tử ViettelPay nên đã góp phần thực hiện chính sách này minh bạch, công bằng hơn.
Thống kê cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2022, số tiền chi trả không dùng tiền mặt cho các chủ rừng là 70,89 tỷ đồng (chiếm 99,7% tổng số tiền chi trả), trong đó cho các chủ rừng là tổ chức và UBND xã thông qua 4 Hạt Kiểm lâm là 57,31 tỷ đồng (đạt 100%), các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình là 13,58 tỷ đồng (đạt 98,42%).
Theo lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế, chi trả DVMTR là chính sách mới, liên quan đến nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực, đời sống, đặc biệt trong đó một bộ phận không nhỏ là đồng bào dân tộc thiểu số sống ven rừng.
Để các chủ rừng, đặc biệt là người dân miền núi hiểu đúng về ý nghĩa của việc chi trả DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã áp dụng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, ứng dụng truyền thông số để tuyên truyền, phổ biến chính sách này sâu rộng đến với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã như: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc và Hương Trà. Đây cũng là nơi có diện tích rừng lớn và tập trung các cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình đang thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
Đặc biệt, thời gian gần đây, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đưa vào ứng dụng nhiều công nghệ ảnh viễn thám phục vụ cho công tác giám sát hiện trạng rừng, sử dụng hệ thống giám sát, đánh giá chính sách chi trả DVMTR trên nền tảng WebGIS. Qua đó, góp phần phục vụ hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng của địa phương cũng như minh bạch hóa và công bằng trong hoạt động chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập vào tháng 8/2011 là tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND tỉnh.
Quỹ có nhiệm vụ vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; tổ chức thẩm định, xét chọn chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định hỗ trợ đầu tư; hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án; chỉ đạo, hướng dẫn các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ; thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, kế toán và kiểm toán và các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế có trụ sở tại 119 Vạn Xuân, TP. Huế; điện thoại: 02343.556665; Website: huefpdf.org
Vườn Quốc gia Bạch Mã sẽ cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đúng theo Đề án được Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt.
Hà Giang Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang, thời tiết nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp khiến nguy cơ cháy rừng tại các huyện, thành phố rất cao.
Bắc Giang Sau nhiều vụ cháy liên tiếp, lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) cảnh báo người dân cần nâng cao ý thức về công tác phòng chống cháy rừng.
Huyện Nậm Pồ tăng cường tuyên truyền, tuần tra kiểm soát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
Cơ quan chức năng TP Hải Phòng đang tổ chức điều tra, xác minh nguyên nhân vụ cháy trên đồi Cột Cờ, quận Kiến An khiến 3.000m2 rừng phòng hộ bị thiệt hại.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký công điện yêu cầu tỉnh Quảng Ninh điều tra làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả cháy rừng và phục hồi diện tích rừng bị cháy.
QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.
Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.
Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.