Thứ Sáu, 4/7/2025 19:51 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Chế biến sâu giúp tăng giá trị sản phẩm mực xà Quảng Nam

Chủ Nhật 28/07/2024 , 15:18 (GMT+7)

Mực xà sau khi khai thác được sơ chế bằng máy móc, chế biến sâu mang lại giá trị cao hơn, đầu ra ổn định, từ đó nâng cao thu nhập cho ngư dân.

Tại huyện Núi Thành (Quảng Nam) hiện có khoảng 80 tàu làm nghề khai thác mực xà với sản lượng đánh bắt hơn 20.000 tấn mỗi năm. Ảnh: L.K.

Tại huyện Núi Thành (Quảng Nam) hiện có khoảng 80 tàu làm nghề khai thác mực xà với sản lượng đánh bắt hơn 20.000 tấn mỗi năm. Ảnh: L.K.

Khai thác mực xà là nghề truyền thống từ lâu đời của ngư dân ở Quảng Nam. Các tàu làm nghề này chủ yếu tập trung ở các xã Tam Quang, Tam Giang của huyện Núi Thành. Theo thống kê của phòng NN-PTNT huyện Núi Thành, hiện nay, trên địa bàn có khoảng 80 tàu khai thác mực xà với sản lượng hơn 20.000 tấn/năm.

Với nghề này, hầu hết mực sau khi đánh bắt sẽ được ngư dân sơ chế thủ công trước khi cho vào hầm đông lạnh hoặc phơi khô. Các công đoạn này chiếm rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng mực trước khi phơi, nhất là quy định về an toàn thực phẩm của thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra, mỗi chuyến khai thác mực thường kéo dài trên dưới 3 tháng, ngư dân làm việc liên tục nên khó có thể đảm bảo được chất lượng mực luôn đạt tốt. Vậy nên, những năm qua, sản phẩm mực xà ở Quảng Nam chủ yếu xuất thô sang các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan với giá cả bấp bênh. Thông thường, mực xà khô được được bán với giá 150.000 đồng/kg. Tuy vậy, có thời điểm, giá mực khô giảm mạnh, chỉ bán được 75.000 đồng/kg.

Thực tế đó đặt ra bài toán phải làm sao để gia tăng, nâng tầm giá trị cho sản phẩm mực xà, đảm bảo chất lượng ngay từ khâu sơ chế cho đến chế biến chuyên sâu. Vừa qua, Công ty TNHH Sáng tạo công nghệ TKT Việt Nam đã triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ tự động hóa để chế tạo máy sơ chế mực xà trước khi phơi”, áp dụng trên tàu cá của ngư dân Trần Tấn Sinh (thôn Đông An, xã Tam Giang, Núi Thành), chủ tàu QNa 91769TS.

Qua thời gian sử dụng, ông Sinh nhận thấy, khi áp dụng máy sơ chế mực xà thay cho thủ công không chỉ thời gian được rút ngắn mà còn tăng chất lượng, đem lại giá trị kinh tế cao hơn. Cùng với đó, một số chủ tàu cũng đang tham quan, học tập, nghiên cứu đầu tư hầm đông lạnh bằng foam bọc composite để bảo quản mực xà thay cho phơi khô.

Mực xà sau chế biến nâng cao được giá trị, hướng tới xuất khẩu ở những thị trường tiềm năng hơn. Ảnh: L.K.

Mực xà sau chế biến nâng cao được giá trị, hướng tới xuất khẩu ở những thị trường tiềm năng hơn. Ảnh: L.K.

Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Giang cho biết, tại địa phương, nghề câu mực xà đem lại thu nhập khá cao, có chuyến biển ngư dân thu được hàng tỷ đồng. Với hiệu quả mang lại, chính quyền xã khuyến khích ngư dân mạnh dạn đầu tư máy sơ chế để nâng cao chất lượng mực xà, đem lại giá trị kinh tế lớn hơn sau mỗi chuyến biển.

Cùng với đó, Hội Nông dân xã Tam Giang cũng đã liên hệ hợp tác với Khoa Công nghệ thực phẩm (Trường Đại học Thủy sản Nha Trang) thực hiện đề tài “Ứng dụng quy trình chế biến mực tẩm ướp gia vị từ nguyên liệu mực xà tại huyện Núi Thành”. Mực sau khi đánh bắt được thực hiện qua các bước xử lý nguyên liệu, nướng mực, cán mực, xé mực, tẩm ướp gia vị (đường, muối, bột ngọt, ớt…), sấy khô, đóng gói, bảo quản.

Sau thời gian triển khai, đề tài đã chuyển giao nhà xưởng, công nghệ chế biến mực xà tẩm ướp gia vị với công suất 100kg/giờ cùng các loại máy nướng mực, cán mực, máy xé, máy hút chân không... cho Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tâm Lộc xây dựng thương hiệu mực tẩm ướp gia vị Tâm Lộc. Đến nay, sản phẩm mực xà tẩm ướp gia vị đã đạt chuẩn OCOP 3 sao, có đầu ra ổn định.

Ông Trần Công Hận, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Giang cho biết: “Sản phẩm qua chế biến đảm bảo chất lượng nhờ loại bỏ được màu đen của mực xà, thớ thịt mềm, dẻo, ngọt chứ không khô cứng và có vị đắng, chát như tính chất vốn có của nguyên liệu. Sau khi xâm nhập vào thị trường trong và ngoài tỉnh, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tâm Lộc đang xúc tiến thương mại để xuất khẩu mực xà tẩm ướp gia vị”.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

HTX vùng sâu Sơn La trồng xoài VietGAP xuất khẩu

Nhờ áp dụng kỹ thuật cho cây xoài 'leo đồi', sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nhà nông ở vùng sâu Sơn La đã đổi đời

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Lan tỏa chuyển đổi số đến hợp tác xã lúa gạo ĐBSCL

CẦN THƠ Khóa đào tạo giảng viên nguồn về phần mềm quản lý sản xuất, kế toán và bán hàng cho HTX lúa ĐBSCL góp phần chuyển đổi số và phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất