| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Thứ Năm 21/11/2024 , 19:44 (GMT+7)

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Anh Dương Văn Trần xây dựng mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Ngọc Tú. 

Anh Dương Văn Trần xây dựng mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Ngọc Tú. 

Nhiều năm trước, gia đình anh Dương Văn Trần, xã Thượng Giáo (huyện Ba Bể) chủ yếu trồng lúa, ngô, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy địa phương có tiềm năng nuôi trầu, bò vỗ béo, anh Trần chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ voi. Ban đầu gia đình chỉ nuôi vài con, nhưng nhờ có nguồn thức ăn dồi dào, anh dần mở rộng mô hình.

Đến nay, gia trại của anh Trần rộng gần 2.000m2, đã đầu tư chuồng nuôi kiên cố, mỗi lứa nuôi từ 40 đến 50 con bò vỗ béo. Chỉ sau ba tháng vỗ béo, anh Trần có thể thu lời từ 3 đến 5 triệu đồng/con. Thấy hiệu quả, anh Trần đã đứng ra thành lập Hợp tác xã Thành Phát, liên kết với các hộ gần đó phát triển mô hình nuôi trâu, bò, bao tiêu đầu ra cho bà con.

Anh Trần cho biết, hợp tác xã được hỗ trợ của Nhà nước thực hiện mô hình nuôi trâu, bò sinh sản. Hợp tác xã đã cấp giống cho 21 hộ dân, đa số là hộ nghèo, cận nghèo. Hiện nay, một số con bò đã đẻ lứa bê mới, tổng đàn đã tăng thêm 13 con, bà con rất phấn khởi, có thêm nguồn thu nhập.

Để ngành chăn nuôi, đặc biệt là phát triển đàn đại gia súc, huyện Ba Bể cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn theo các chương trình, dự án và nguồn vốn tín dụng chính sách.

Quy hoạch vùng tập trung phát triển chăn nuôi ở những xã có điều kiện phù hợp như Thượng Giáo, Phúc Lộc, Cao Thượng, Bành Trạch, Quảng Khê.

Huyện Ba Bể phấn đấu đến năm 2025 có 5 trang trại chăn nuôi trâu, bò, những trang trại này sẽ là động lực, thu hút các thành viên để thành lập các hợp tác xã nuôi trâu, bò, từ đó tăng hiệu quả kinh tế.

Những mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo đanh phát triển nhanh tại tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Ngọc Tú.

Những mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo đanh phát triển nhanh tại tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Ngọc Tú.

Ông Phạm Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Bể cho biết, huyện tập trung nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó chủ yếu là chăn nuôi gia súc. Huyện gắn chăn nuôi trầu, bò, dê gắn với các cơ sở chế biến để tạo ra những sản phẩm đặc trưng, gia tăng giá trị góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu.

Ngoài trâu, bò, một điểm sáng trong chăn nuôi gia súc ở tỉnh Bắc Kạn thời gian qua là việc phát triển đàn ngựa bạch.

Tại xã Lương Thượng (huyện Na Rì), nhiều mô hình nuôi ngựa bạch thành công, mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay tổng đàn ngựa bạch của xã đạt 150 con. Trên thị trường, một con ngựa bạch trưởng thành có giá từ 50 đến 70 triệu đồng.

Ông Bế Văn Nghĩa, Trưởng thôn Nà Làng (xã Lương Thượng) cho biết, những năm gần đây, nuôi ngựa bạch phát triển nhanh, cả thôn có 20 hộ nuôi ngựa bạch, với gần 60 con. Bên cạnh chăn thả tự nhiên, người dân cũng trồng thêm cỏ để tạo nguồn thức ăn.

Ngựa bạch hiện được người dân nuôi nhiều ở các huyện Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm, tổng đàn có thể lên đến hàng nghìn con.

Để đảm bảo đầu ra, tỉnh Bắc Kạn mở rộng chợ buôn bán trâu, bò Nghiên Loan (huyện Pác Nặm), đây là chợ đầu mối buôn bán gia súc thuộc hàng lớn nhất khu vực miền Bắc. Mỗi phiên có hàng nghìn con trâu, bò, ngựa được người dân, tư thương từ nhiều tỉnh thành mang đến giao dịch.

Thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn xác định mở rộng hình thức nuôi nhốt vỗ béo trâu, bò theo hướng quy mô trang trại, các hợp tác xã sẽ đứng vai trò chủ chốt.

Ngoài ra, địa phương này cũng đang thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm từ thịt gia súc để cung cấp ra thị trường, đảm bảo đầu ra, ổn định giá cả cho người chăn nuôi.

Nuôi ngựa bạch tại xã Lương Thượng, huyện Na Rì. Ảnh: Ngọc Tú. 

Nuôi ngựa bạch tại xã Lương Thượng, huyện Na Rì. Ảnh: Ngọc Tú. 

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn phấn đấu đến năm 2025 xây dựng 25 trang trại chăn nuôi trâu, bò quy mô vừa và nhỏ, đến nay đã thực hiện 32/25 mô hình, đạt 128% kế hoạch. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò, ngựa của tỉnh gần 45.400 con (đàn trâu 27.711 con; đàn bò 13.635 con; đàn ngựa 4.039 con).

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.