| Hotline: 0983.970.780

Cây trồng chuyển gen - Không nên trì hoãn

Thứ Hai 24/10/2011 , 09:49 (GMT+7)

Áp lực sâu đục thân ở các vùng ngô, nhất là các tỉnh phía Bắc rất cao nên hiệu quả kinh tế của giống chuyển gen chắc chắn sẽ lớn. Các khảo nghiệm vừa qua cho kết quả năng suất cao hơn 17- 25% là một minh chứng.

TS Bertrand Collard đang giới thiệu các giống lúa chuyển gen chịu ngập ở IRRI

CỨ LO THÌ KHÔNG DÁM LÀM GÌ

Áp lực sâu đục thân ở các vùng ngô, nhất là các tỉnh phía Bắc rất cao nên hiệu quả kinh tế của giống chuyển gen chắc chắn sẽ lớn. Các khảo nghiệm vừa qua cho kết quả năng suất cao hơn 17- 25% là một minh chứng.

Với vùng chuyên canh thì giống ngô chuyển gen chắc chắn lại càng hiệu quả. TS Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho rằng, nếu muốn giảm lượng ngô nhập khẩu (là sản phẩm của ngô chuyển gen) thì sắp tới các vùng ngô cần được tổ chức sản xuất lớn theo kiểu cánh đồng mẫu lớn như trên lúa đã bắt đầu phổ biến ở ĐBSCL.

Ở đấy các cánh đồng rộng từ năm, bảy trăm ha đến ba, năm nghìn ha sẽ được doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu mua lại sản phẩm và lúc ấy nhu cầu về độ đồng đều rất cao, mặt khác lao động nông nghiệp ngày một khan hiếm nên chắc chắn sử dụng giống ngô chuyển gen là một giải pháp tích cực.

Về lo ngại về sự làm mất đa dạng sinh học, TS Dương Hoa Xô (TPHCM) cho biết, Việt Nam hiện chưa có các nghiên cứu về tính an toàn sinh học với thực vật, thực phẩm chuyển gen, nên việc người này nói lo ngại, người kia nói không thì cũng là trích dẫn các nghiên cứu ở nước ngoài. Tuy nhiên có khác biệt lớn là quy mô ruộng đất Việt Nam nhỏ bé, hệ thực vật lại rất phong phú, đa dạng, chính bởi vậy việc lo ngại về sự làm mất đa dạng sinh học chắc chắn không lớn.

Về lo ngại nếu mở cửa thì thị trường ngô giống sẽ phụ thuộc vào nước ngoài do các công ty trong nước chưa sản xuất được ngô chuyển gen. Lo ngại trên là có cơ sở bởi chỉ với giống ngô lai thường mà thị phần khối ngoại đang ngày một lớn, nhất là các giống ngắn ngày, giống trồng được mật độ cao. Tuy nhiên trên bình diện quốc gia thì việc người nông dân có thêm nhiều giống tốt để lựa chọn là điều cần khuyến khích và việc cạnh tranh sẽ là động lực cho các doanh nghiệp sản xuất giống ngô trong nước vươn lên.

Trước đây, nếu không có 5 tấn ngô lai của Thái Lan tặng Thủ tướng Võ Văn Kiệt thì chắc gì Việt Nam có giống lai chiếm đến 50% thị phần và năng suất ngô thì còn lâu mới đạt 4,3 tấn/ha như hiện nay. Mặt khác, việc mở cửa cho giống chuyển gen cũng không thể tạo nên “phong trào” dùng giống chuyển gen, bởi giống chuyển gen chỉ có hiệu quả cao với những nơi có áp lực sâu lớn và nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

TRÌ HOÃN SẼ CHẬM CHÂN

Mặc dù chưa được chấp nhận nhưng các nghiên cứu về chuyển gen trên nhiều cây lương thực, thực thẩm khác cũng đang được ráo riết tiến hành. Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đang chuẩn bị một loạt giống có tính chống chịu cao với hạn, mặn, ngập, giàu sắt, giàu vitamin A… để đối phó với biến đổi khí hậu và nguy cơ khủng hoảng lương thực. Hầu hết đều sử dụng phương pháp chuyển gen.

Các nước Đông Nam Á đều đang ráo riết đầu tư mạnh cho công nghệ sinh học mà trọng tâm là công nghệ gen, công nghệ phân tử. Thái Lan, Indonesia, Philippine đều đang xúc tiến các nghiên cứu chuyển gen không những trên cây lương thực mà cả trên cây thực phẩm, cây dược liệu và cả công nghệ sữa.

Tại Việt Nam, ngoài các thí nghiệm chuyển gen đã thành công trên lúa, một số đề tài chuyển gen cũng đang được xúc tiến. TP Hồ Chí Minh đang theo đuổi việc chuyển gen cho sâm Ngọc Linh, chuyển gen kháng bệnh héo rũ cho cà chua, chuyển gen chịu hạn cho ngô… Nếu các nghiên cứu này không có thị trường thì sẽ mai một, thiếu động lực phát triển và Việt Nam sẽ bị chậm chân đến khi thảm họa biến đổi khí hậu xảy ra thì Việt Nam cũng không thể tự cứu mình.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất