| Hotline: 0983.970.780

Cây bắp biến đổi gien sản xuất nhiên liệu sinh học

Thứ Bảy 03/05/2008 , 08:00 (GMT+7)

Việc sản xuất nhiên liệu sinh học dưới dạng ethanol hiện nay dựa vào các loại tinh bột khoai, sắn, bắp (ngô)… vốn là nguồn lương thực quan trọng cho người nghèo, tạo ra cuộc “tranh chấp 3F” gay gắt.

Cuộc cạnh tranh diễn ra giữa một bên là nhu cầu thực phẩm (Food) và thức ăn chăn nuôi (Feed), bên kia là nhu cầu sản xuất nhiên liệu (Fuel) sinh học thay thế xăng dầu mỗi ngày một cạn. Điều này dẫn đến việc tăng giá thực phẩm đến chóng mặt từ gần năm nay.

Trên thực tế thành phần tinh bột chiếm tỷ trọng không lớn trong hầu hết các loài cây cỏ, thành phần chính của cây là cellulose tạo nên các vách cứng khó tiêu của các tế bào. Một khi các vách tế bào thực vật được phân hóa trở thành đường thì người ta có thể chuyển chúng- các thứ rơm rác và bã thải nông nghiệp- thành nhiên liệu mà không phải tiêu tốn các nguồn thức ăn thiết yếu của con người.

Người ta gọi thứ nhiên liệu sản xuất từ sợi cellulose của các loài cây cỏ là ethanol cellulosic. Bình quân một tấn sinh khối có đến 70% được chuyển hóa rồi chưng cất thành nhiên liệu, 30% còn lại gồm chủ yếu là protein ở dạng nước được cô đặc chế biến thành thức ăn gia súc và bã lignin được ép khô thành bánh để làm chất đốt. Nhưng để sản xuất ethanol cellulosic, các nhà máy hiện nay phải chi phí rất lớn, khoảng 40% giá thành sản phẩm, cho việc nuôi cấy enzyme dùng vào việc phân hóa cellulose thành glucose trước khi cho vi khuẩn lên men thành rượu.

Để giải quyết vấn đề, từ vài năm trở lại đây các nhà khoa học nông nghiệp đã triển khai kỹ thuật biến đổi gen để các loài cây trồng dùng vào việc sản xuất nhiên liệu sinh học có thể tự sản xuất các enzyme phân hóa cellulose- gọi là cellulase- ngay bên trong cơ thể của cây. Người ta chú ý đến bắp (ngô) vì cây này là nguồn nhiên liệu sinh học chính hiện nay. Giáo sư nông học Mariam Sticklen cho biết để phân hóa cellulose cần đến 3 loại cellulase của 3 loài vi sinh vật khác nhau, và các nhà nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Michigan (Mỹ) đã thành công xuất sắc trong kỹ thuật biến đổi gen để tạo ra bộ ba cellulase nơi 3 dòng cây bắp riêng rẽ:

Dòng bắp thứ nhất được biến đổi bởi việc cấy gen tạo enzyme từ một loài vi khuẩn hoạt động rất mạnh ở nơi các suối nước nóng, dòng thứ hai tiếp nhận gen của một loài nấm phổ thông có khả năng phân hóa cellulose thành các cặp đôi glucose, và dòng biến đổi thứ ba được thực hiện với việc cấy gen của loài vi khuẩn sống trong bao tử bò khả dĩ phân hóa cặp đôi glucose thành thứ đường đơn. Để bảo đảm tính an toàn sinh học, các kỹ sư đã thiết kế mã gen để các cellulase chỉ có thể tập trung trong các khí khổng ở lá và thân, không xuất hiện ở rễ và trong hoa bắp, hạt bắp.

Trong quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học, người ta phối trộn sinh khối của 3 dòng bắp riêng rẽ trên theo tỷ lệ 1:4:1. Ở công đoạn tiêu hóa sinh khối, cả 3 loại cellulase được phóng thích khỏi khí khổng và tiến trình phân hóa cellulose của toàn cây bắp xảy ra nhanh chóng và triệt để. Các nhà đầu tư cho biết một khi các cánh đồng bắp biến đổi gen của họ đủ lớn và các nhà máy mới đưa vào sử dụng trong những năm tới thì giá thành nhiên liệu sinh học sẽ rất thấp, vào khoảng dưới 1 USD cho mỗi gallon (3,78 lít), nghĩa là thấp nhiều so với giá nhiên liệu dầu mỏ hiện nay.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.