| Hotline: 0983.970.780

Canh tác lúa thân thiện với môi trường thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Ba 04/01/2022 , 18:59 (GMT+7)

Kiên Giang Dự án Canh tác lúa thân thiện với môi trường được triển khai tại Kiên Giang trong thời gian 24 tháng, trên địa bàn 2 huyện Hòn Đất và Giồng Riềng.

Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Ủng hộ các giải pháp khu vực vì cộng đồng và hệ sinh thái (Quỹ BRACE) xây dựng triển khai.

Bà Phan Kim Loan, Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nông dân và Giáo dục Nghề nghiệp triển khai lớp tập huấn cho nông dân về canh lúa thân thiện với môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Bà Phan Kim Loan, Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nông dân và Giáo dục Nghề nghiệp triển khai lớp tập huấn cho nông dân về canh lúa thân thiện với môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Tại Kiên Giang, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch hoạt động của dự án, triển khai mô hình tại 4 xã: Thạnh Bình, Thạnh Phước (huyện Giồng Riềng), Mỹ Phước và Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất). Thời gian thực hiện dựa án là 24 tháng, với 4 vụ lúa liên tiếp, từ vụ đông xuân 2021-2022 đến vụ hè thu 2023. Tổng kinh phí thực hiện là gần 983 triệu đồng.

Bà Phan Kim Loan, Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nông dân và Giáo dục Nghề nghiệp (Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang) cho biết, triển khai thực hiện dự án, đơn vị đã tổ chức tập huấn cho 4 xã nói trên với 80 nông dân tham dự.

Tại buổi tập huấn, nông dân đã được các giảng viên dự án truyền đạt những kiến thức tổng quan về các phương pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) thân thiện môi trường. Trong đó, tập trung tập trung vào 3 kỹ thuật chính bao gồm giảm phân bón hóa học, tưới ướt khô xen kẽ và xử lý rơm rạ bằng vi sinh. Nâng cao kỹ thuật canh tác lúa cho nông dân và cán bộ kỹ thuật nhằm tạo ra lúa thương phẩm an toàn, nâng cao giá trị hàng hóa, bảo vệ sức khỏe con người.

Đồng thời, nâng cao nhận thức của nông dân, người tiêu dùng và các bên liên quan về lợi ích của phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường, góp phần phát triển nông nghiệp hiện đại và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.