| Hotline: 0983.970.780

Cảnh báo sâu đục thân hại mía

Thứ Năm 04/08/2016 , 13:15 (GMT+7)

Niên vụ 2014 - 2015, vùng mía Tây Ninh và giáp Campuchia bị tàn phá nghiêm trọng bởi loài sâu 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis với diện tích ước tính lên đến hơn 9.000ha.

Theo ông Phạm Tấn Hùng, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng mía đường Thành Thành Công (SRDC), ngoài các yếu tố như thời tiết, kỹ thuật canh tác thì cái chính là công tác BVTV trên cây mía hiện chưa được quan tâm đúng mức, công tác dự tính, dự báo và giám sát dịch hại mía còn chủ quan, bị động.

Đặc biệt, do yếu tố địa lý nằm liền kề với các vùng mía của Campuchia nên có thể loài sâu này vốn đã có từ lâu ở Thái Lan xâm nhập và lây lan vào Việt Nam .

Nhằm chủ động phòng trừ sâu đục thân, trong vụ mía 2015 - 2016, SRDC đã phối hợp với Cty CP Mía đường Thành Thành Công - Tây Ninh (TTCS) và Nhà máy đường Biên Hòa Tây Ninh (BHS) cùng Nông trường Thành Long thực hiện chương trình điều tra, phát hiện và tổ chức phòng trừ sớm sâu đục thân hại mía ở Tây Ninh và vùng mía Campuchia lân cận để kịp thời phát hiện sự phát sinh, phát triển của các loài sâu hại phổ biến trên mía nhằm đưa ra các khuyến cáo phòng trừ thích hợp, hiệu quả cho từng diện tích mía bị hại.

“Điều tra sâu là một việc rất thiết thực và hiệu quả trong tình trạng thời tiết thuận lợi cho sâu đục thân phát triển. Qua chương trình này, chúng tôi có thêm cơ sở để tìm ra quy luật phát sinh, phát triển của các loài sâu hại phổ biến trên mía để đưa ra thời gian phòng trừ hiệu quả”, ông Hùng nhấn mạnh.

Qua kết quả điều tra, khảo sát của 7 đợt được thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2015 trên 1.624ha mía tại 3 khu vực Nông trường Thành Long (552ha), vùng nguyên liệu của BHS (396ha) và TTCS (676ha) đã đưa ra kết luận cơ bản về loại sâu, vòng đời, thời gian gây hại nhiều nhất.

Từ đó có khuyến cáo kịp thời trong việc phòng ngừa sâu bệnh phá hại như mật số sâu đục thân cao nhất vào khoảng cuối tháng 7 và 9, đỉnh điểm của sâu 4 vạch đầu nâu, sâu 4 vạch đầu vàng là vào tháng 7, sâu mình hồng, mình tím là vào khoảng tháng 8.

Vì vậy trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến đầu tháng 10, nông dân chú ý thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh, không để bùng phát thành dịch.

13-37-48_h1
Nhân viên SRDC đang điều tra sâu đục thân hại mía

 

Quá trình điều tra cũng đã phát hiện các loài thiên địch có thể kìm hãm sự phát triển của sâu đục thân là bọ kìm, ong ken trắng. Trong đó, có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa lượng mưa và mật số sâu đục thân (nói chung) và sâu 4 vạch đầu nâu.

Trên cơ sở đó, SRDC khuyến cáo, đối với các diện tích mía bị nhiễm sâu đục thân nhẹ cần chặt bỏ, thu gom và tiêu hủy cây bị sâu. Đối với các lô ruộng mía có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân trung bình và nặng thì phun chọn lọc cây bị sâu, ưu tiên sử dụng các nhóm hoạt chất sinh học để bảo vệ thiên địch, an toàn với môi trường. Hạn chế sử dụng các loại thuốc phổ rộng, có độc tính cao, không rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ để phun trùm trên toàn bộ diện tích.

Các thuốc phổ rộng chỉ áp dụng trong trường hợp bất đắc dĩ khi dịch sâu vẫn bùng phát quá mạnh sau khi đã áp dụng các biện pháp phòng trừ an toàn khác, hoặc để cắt mạch sử dụng liên tục (quá 2 lần) các loài thuốc chọn lọc, an toàn với môi trường. Lắp đặt bẫy đèn thu hút ngài sâu đục thân cũng là một biện pháp hiệu quả để dự đoán chu kỳ phát triển của sâu.

Theo ông Trần Văn Chừng, Bộ môn BVTV của SRDC, từ ngày 7 - 14/7, SRDC đã tiến hành điều tra đợt 1 tại vùng nguyên liệu TTCS, bước đầu cho thấy có 600ha thuộc vùng nguyên liệu mía TTCS bị sâu tấn công ở mức độ nhẹ, không có khu vực nào bị tấn công nặng hay trung bình.

“Tuy nhiên, các chủ mía không nên chủ quan, cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trị kịp thời vì thời tiết hiện nay khá thuận lợi cho sự phát triển của các loài sâu đục thân”, ông Chừng nói.

 

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.