| Hotline: 0983.970.780

Cần nâng cấp độ công bố dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Sáu 10/05/2019 , 11:50 (GMT+7)

Việc hai huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch xác nhận trên địa bàn xuất hiện dịch tả lợn (heo) Châu Phi trong khi lãnh đạo tỉnh Đồng Nai lại lên tiếng phủ nhận và cho rằng lãnh đạo huyện công bố ẩu cho thấy tâm lý hoang mang, lúng túng trong việc lựa chọn công bố dịch tại một số địa phương hiện nay.

Dịch tả lợn châu Phi hiện vẫn đang diễn biến lây lan phức tạp tại nhiều địa phương. Ảnh: Ký Phú.

Gần đây nhất, tỉnh Bắc Giang cũng vừa buộc phải công bố dịch tả lợn Châu Phi sau khi nhận thấy dịch có dấu hiệu lây lan trên diện rộng tại nhiều xã trong tỉnh. Trước đó, theo phản ánh của người dân, từ tháng 4 tại Bắc Giang đã xuất hiện lợn chết với số lượng lớn kèm theo những biểu hiện, triệu chứng khác hẳn với bệnh tai xanh hay lở mồm long móng.

Quay lại câu chuyện tại Đồng Nai, đây là thủ phủ chăn nuôi lớn nhất cả nước, đặc biệt trên địa bàn tỉnh này còn có trang trại lợn hạt nhân, lợn bố mẹ của một trong những doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn nhất Việt Nam hiện nay nên có thể hiểu sự băn khoăn của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai trong việc lựa chọn công bố dịch. Nhưng nếu trách lãnh đạo huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch không biết gì khi công bố xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn có vẻ oan cho họ.

Hiện chúng tôi có nguồn thông tin một số tỉnh thành thực tế dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện rồi nhưng tâm lý không muốn công bố bởi lo ngại sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển, tiêu thụ lợn trên địa bàn. Dù lí do là gì đi chăng nữa, công bố hay ém nhẹm đi thì bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang tiếp tục lây lan trên diện rộng và ngày càng phức tạp hơn.

Một vấn đề cần được làm rõ hiện nay là đa phần các tỉnh thành đã và đang có dịch tả lợn Châu Phi hiện mới chỉ công bố dịch ở mức độ diện hẹp quy mô cấp xã. Tuy nhiên, thực tế một số huyện thuộc các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh… dịch tả lợn Châu Phi gần như đã xuất hiện không sót xã nào nên câu hỏi đặt ra ở đây là có nên nâng quy mô cấp độ công bố dịch hay không?

Trước đó, vào cuối tháng 3/2019, Cục Thú y đã bác bỏ khuyến nghị trong dự thảo lần 1 của nhóm chuyên gia FAO tại Việt Nam khi khuyến nghị về dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam có nội dung cân nhắc “công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với dịch tả lợn Châu Phi”.

Sau thời gian dài tham gia tiêu hủy lợn nhiễm bệnh một số cán bộ thú y và chính quyền địa phương có biểu hiện mệt mỏi, lơ là. Ảnh: Ký Phú.

Trả lời các cơ quan báo chí lúc đó, ông Nguyễn Văn Long, Trưởng Phòng Dịch tễ (Cục Thú y) cho rằng, khuyến nghị của FAO chưa hợp lý, bởi dịch tả lợn Châu Phi hiện đang xảy ra ở nhiều quốc gia, nhiều nước mức độ nặng hơn Việt Nam nhưng chưa có nước nào trên thế giới công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch bệnh này.

Ông Long nhấn mạnh thêm, ở Việt Nam các ổ dịch tả lợn Châu Phi đều xuất hiện ở hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và được phát hiện kịp thời, lợn mắc bệnh được tiêu hủy toàn bộ không còn nguy cơ đe dọa. Bên cạnh đó, dịch tả lợn Châu Phi là bệnh không lây sang con người, không đe dọa đến tính mạng con người hay ảnh hưởng đến an ninh quốc gia... nên khuyến nghị của nhóm chuyên gia FAO không hợp lý.

Tuy nhiên, thực tế đến nay cho thấy bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang bùng phát và lây lan trên diện rộng với mức độ ngày một nguy hiểm hơn. Bên cạnh các khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ không có an toàn sinh học bị tấn công đồng loạt nay những trang trại, gia trại lớn nằm cách xa khu dân cư, nhưng an toàn sinh học yếu hoặc chưa đủ mạnh cũng bị nhiễm bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Nhưng điều lo lắng nhất hiện nay là sau một thời gian dài chống dịch, lượng lợn phải tiêu hủy quá nhiều khiến một bộ phận cán bộ thú y và chính quyền địa phương bắt đầu mệt mỏi, chán nản nên xuất hiện tâm lý chủ quan buông xuôi nên công tác tiêu hủy lợn bị bệnh dịch có biểu hiện qua loa.

Việc tiêu hủy lợn không đúng quy trình, không đúng kỹ thuật là vô cùng nguy hiểm.

Với thực trạng diễn biến dịch bệnh phức tạp hiện nay cùng hệ thống thú y đang bị chắp vá, xáo trộn lớn do sáp nhập, kiện toàn bộ máy tổ chức, Chính phủ, Bộ NN-PTNT và các địa phương cần tính tới phương án huy động lực lượng quân đội, công an vào cuộc nhằm hỗ trợ công tác phòng chống, tiêu hủy dịch tả lợn Châu Phi đạt hiệu quả.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chủ tịch tỉnh Yên Bái chỉ đạo hỏa tốc phòng cháy chữa cháy rừng

YÊN BÁI Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa có công văn hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành địa phương về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.