| Hotline: 0983.970.780

Cấm khai thác thủy sản hồ Dầu Tiếng từ ngày 7/11 đến hết ngày 7/12/2024

Thứ Hai 11/11/2024 , 16:08 (GMT+7)

TÂY NINH Tây Ninh nghiêm cấm khai thác thủy sản; các hoạt động mua bán, tiêu thụ thủy sản có nguồn gốc khai thác trái phép trong hồ Dầu Tiếng từ ngày 7/11 đến hết ngày 7/12/2024.

Sở NN-PTNT Tây Ninh phối hợp với chính quyền các địa phương vừa tổ chức thả gần 238.000 con giống thủy sản xuống hồ Dầu Tiếng.

Theo Chi cục Chăn nuôi – Thú y và Thủy sản tỉnh Tây Ninh, các giống thủy sản được thả bao gồm cá chép, mè hoa, trắm cỏ, cá tra, cá sặc rằn và tôm càng xanh.

Hoạt động thả giống nhằm tái tạo và phục hồi nguồn lợi thủy sản, phục hồi hệ sinh thái và bảo vệ môi trường nước, góp phần đảm bảo nguồn thực phẩm cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh tổ chức thả gần 238.000 con giống thủy sản. Ảnh: CTV.

Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh tổ chức thả gần 238.000 con giống thủy sản. Ảnh: CTV.

Đây là hoạt động được ngành nông nghiệp tỉnh thực hiện liên tục từ năm 2005 đến nay. Việc thả giống thủy sản vào hồ Dầu Tiếng không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Hoạt động này cũng góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường sinh thái và tạo nguồn lợi thủy sản bền vững.

Ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết thêm, để bảo vệ giống thủy sản sau khi thả, UBND tỉnh Tây Ninh vừa ký và ban hành công văn nghiêm cấm khai thác thủy sản; các hoạt động mua bán, tiêu thụ thủy sản có nguồn gốc khai thác trái phép trong hồ Dầu Tiếng từ ngày 7/11/2024 đến hết ngày 7/12/2024. Đây là biện pháp giúp cá giống có thời gian phát triển và di chuyển ra vùng nước xa hơn.

UBND tỉnh Tây Ninh đã giao Sở NN-PTNT tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện Dương Minh Châu, Tân Châu và Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi miền Nam và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Giống thủy sản được thả đợt này gồm cá chép, mè hoa, trắm cỏ, cá tra, cá sặc rằn và tôm càng xanh. Ảnh: CTV.

Giống thủy sản được thả đợt này gồm cá chép, mè hoa, trắm cỏ, cá tra, cá sặc rằn và tôm càng xanh. Ảnh: CTV.

Ngoài ra, các địa phương ven hồ Dầu Tiếng cũng được yêu cầu thông báo rộng rãi về thời gian cấm khai thác thủy sản để người dân có thể nắm bắt thông tin, đồng thời tổ chức kiểm tra, rà soát phương tiện khai thác thủy sản, vận động người dân cam kết không khai thác trong thời gian cấm. Việc kiểm tra và xử lý các đối tượng mua bán, vận chuyển thủy sản khai thác trái phép trong hồ Dầu Tiếng cũng sẽ được tăng cường.

“Chính quyền tỉnh Tây Ninh cam kết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản quý giá và đảm bảo môi trường sinh thái tại hồ Dầu Tiếng”, ông Trần Văn Chiến nhấn mạnh.

Xem thêm
Hỗ trợ người dân chuyển đổi sang chăn nuôi quy mô trang trại

ĐỒNG THÁP Đó là một trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đề ra đến cuối năm 2025.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất