| Hotline: 0983.970.780

Cải cách để lâm nghiệp phát huy thế mạnh

Thứ Năm 14/12/2023 , 07:55 (GMT+7)

Việc cải cách thủ tục hành chính đã giúp ngành lâm nghiệp Tuyên Quang đổi mới, phù hợp với tình hình thực tiễn và phát huy thế mạnh lâm nghiệp của địa phương.

Việc cải cách thủ tục hành chính giúp ngành lâm nghiệp Tuyên Quang phát huy được lợi thế về rừng của mình. Ảnh: Đào Thanh.

Việc cải cách thủ tục hành chính giúp ngành lâm nghiệp Tuyên Quang phát huy được lợi thế về rừng của mình. Ảnh: Đào Thanh.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, cải cách thủ tục hành chính, trong năm 2023 Chi cục đã đề xuất Sở NN-PTNT trình cấp có thẩm quyền xem xét, bãi bỏ 4 văn bản ban hành quy hoạch ngành, lĩnh vực lâm nghiệp đã được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sau khi Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030 được phê duyệt.

Chi cục cũng tham mưu cho Sở báo cáo Cục Lâm nghiệp những khó khăn, vướng mắc và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ NN-PTNT về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh; tham gia góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP về quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Ông Triệu Đăng Khoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết, đơn vị thường xuyên thực hiện rà soát, cập nhật và phối hợp với Văn phòng Sở NN-PTNT niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết; kịp thời điềuchỉnh, bổ sung, đơn giản hóa, cắt giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính theo đúng quy định của pháp luật.

Để thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, từ đầu năm đến nay ngành lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận 32 hồ sơ thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó, số hồ sơ giải quyết trước thời hạn là 24 hồ sơ và 6 hồ sơ đang trong thời gian giải quyết. Trong năm 2023, Chi cục không có phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp.

Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ chuyên môn và người dân, trong năm 2023, ngành lâm nghiệp Tuyên Quang đã thường xuyên cập nhật, tham mưu triển khai kịp thời đến các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc tuyên truyền, phổ biến thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp. Chi cục cũng tổ chức 457 cuộc tuyên truyền với 31.696 lượt người tham gia; phát 3.160 tờ rơi và 160 quyển tài liệu tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; tổ chức 25 hội nghị triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng và hướng dẫn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng với 1.490 người tham gia…

Lâm nghiệp là thế mạnh nổi bật của tỉnh Tuyên Quang so với cả nước. Ảnh: Đào Thanh.

Lâm nghiệp là thế mạnh nổi bật của tỉnh Tuyên Quang so với cả nước. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Phùng Văn Minh, dân tộc Mông ở thôn Khau Phiêng, xã Khau Tinh, huyện Na Hang cho biết, tham gia các buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp, ông và người dân trong thôn hiểu được các chính sách, quy định mà người dân được làm và không được làm đối với rừng; chính sách quản lý bảo vệ rừng.

Qua đó, ông đã hiểu được ý nghĩa của việc giữ rừng là giữ môi trường an toàn, bền vững cho đời con, đời cháu của mình nên người Mông trong bản không tham gia phá rừng. Dân bản còn tự nguyện là "tai mắt" của cán bộ kiểm lâm, hợp tác và kịp thời ngăn chặn khi phát hiện các đối tượng lạ mặt vào rừng.

Có thể thấy, công tác cải cách hành chính của ngành lâm nghiệp Tuyên Quang được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định.Các thủ tục hành chính cũng thường xuyên được rà soát để kịp thời sửa đổi bổ sung khi có sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật. Đội ngũ cán bộ, công chức thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp…

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Sơn La sẽ tổng kết 10 năm đưa cây ăn quả lên đất dốc

Sơn La Sơn La dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc trong tháng 5/2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.