| Hotline: 0983.970.780

Các tỉnh phía Bắc gấp rút lấy nước đổ ải vụ đông xuân

Thứ Ba 21/01/2020 , 19:17 (GMT+7)

Trong ngày 21/1, các công trình thủy lợi cơ bản đủ điều kiện vận hành và đang được các đơn vị quản lý khai thác vận hành tối đa để lấy nước phục vụ sản xuất.

Nhiều địa phương tranh thủ bơm nước vào hệ thống thủy lợi, khi nước sông Hồng dâng cao. Ảnh: Minh Phúc

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, tính đến 17h ngày 21/1, dòng chảy hạ du hệ thống sông Hồng đã được nâng cao hơn so với ngày 20/1. Mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội tính đến 15h ngày 21/1 đạt trung bình 1,51m, cao nhất lúc 09h đạt 1,68 m.

Dự báo, dòng chảy sẽ tiếp tục được duy trì ở mức tương đối cao trong ngày 22/1, tại trạm Thủy văn Hà Nội đạt trung bình 1,71m, cao nhất đạt 1,95 m vào lúc 9h.

Dự báo mực nước theo thời gian thực (dự báo trước 48 giờ) tại các vị trí như cống Liên Mạc, cống Xuân Quan.

Trong ngày 21/1, các công trình thủy lợi cơ bản đủ điều kiện vận hành và đang được các đơn vị quản lý khai thác vận hành tối đa để lấy nước phục vụ sản xuất, trừ một số cống lấy nước gần biển ở Kim Sơn (Ninh Bình), Giao Thủy, Nghĩa Hưng (Nam Định),… có hiệu quả vận hành chưa tốt do độ mặn còn cao.

Dự báo, trong kỳ triều lên rạng sáng ngày 22/1, các cống này sẽ có hiệu quả vận hành tốt hơn.

Tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2019 - 2020 của 11 tỉnh, thành phố theo kế hoạch là 531.000 ha.

Thống kê của Tổng cục Thủy lợi cho thấy, tính đến 16h ngày 21/01/2020, diện tích có nước là 229.000 ha, đạt 43,1%, gồm: Hà Nam 79,8%; Nam Định 69,1%; Phú Thọ 67,4%; Ninh Bình 49,0%; Vĩnh Phúc 38,4%; Hà Nội 33,4%; Hải Dương 31,9%; Thái Bình 31,2%; Hải Phòng 28,3%; Hưng Yên 26,3%; Bắc Ninh 22,0%.

Trong đó, diện tích có nước tại một số địa phương ven biển tăng nhanh do một số cống vùng triều đã lấy được nước như: Hải Phòng (tăng 23,7%), Nam Định (tăng 6,4%).

Trước đó, Tổng cục Thủy lợi đã tổ chức đi kiểm tra công tác chuẩn bị lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2019-2020 tại tỉnh Hưng Yên (ngày 15/1/2020), tỉnh Nam Định (ngày 17/1/2020).

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.