| Hotline: 0983.970.780

Cá tầm, cá hồi trôi theo nước lũ

Thứ Ba 20/05/2025 , 09:14 (GMT+7)

Bắc Kạn Mưa lũ những ngày qua tàn phá nhà cửa, hoa màu, trang trại nuôi cá, cuốn trôi gia súc khiến nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thiệt hại nặng nề.

Lũ tràn ao cá tầm, cá hồi

Thôn Nà Đông, xã Chu Hương (huyện Ba Bể) có khí hậu trong lành, nguồn nước mát mẻ phù hợp nuôi cá nước lạnh. Tận dụng lợi thế này, ông Triệu Tiến Kinh và 2 hộ dân khác đầu tư nuôi cá tầm hơn 1 năm nay.

Các hộ này đầu tư 4 bể cá, nuôi khoảng 4.000 con, đến giữa tháng 5/2025, con nhỏ nhất cũng hơn 1kg, con lớn khoảng 4kg, tùy lứa. Vượt qua được mùa khô hạn kéo dài nhiều tháng, các hộ dân mong mỏi đến ngày xuất bán, nhưng thiên tai bất ngờ ập đến cướp đi tất cả.

Trang trại cá tầm, cá hồi ở thôn Nà Đông (xã Chu Hương) bị lũ quét tràn qua gây thiệt hại nghiêm trọng. Ảnh: Ngọc Tú.

Trang trại cá tầm, cá hồi ở thôn Nà Đông (xã Chu Hương) bị lũ quét tràn qua gây thiệt hại nghiêm trọng. Ảnh: Ngọc Tú.

Đêm 17/5, mưa lớn kéo dài, nước lũ tràn về, bể cá bị vỡ, cá trong ao phần trôi theo dòng nước, phần còn lại chết ngạt, ước thiệt hại khoảng 3 tấn cá.

Đỉnh Pù Lầu ở thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương (huyện Ba Bể) cũng là nơi người dân đầu tư nhiều bể nuôi cá tầm, cá hồi. Anh Đặng Hành Dũng là người tiên phong nuôi cá tầm, cá hồi trên đỉnh Pù Lầu, cá của trang trại đã có tiếng trong vùng.

Công việc làm ăn đang thuận lợi thì trận lũ quét ập đến tàn phá tan hoang trang trại, toàn bộ 2 điểm nuôi cá tầm, cá hồi bị nước lũ cuốn trôi.

Anh Dũng cho biết, sau khi bị lũ quét đã hô hào bà con trong thôn hỗ trợ vớt được khoảng 3 đến 4 tấn cá, còn lại mất khoảng 5 đến 7 tấn, tổng thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Số cá vớt được bán giá rẻ, nhưng do số lượng quá lớn nên cũng gặp nhiều khó khăn.

“Chúng tôi rất mong được nhà nước quan tâm hỗ trợ, nới thời gian trả nợ, hỗ trợ lãi suất để vượt qua giai đoạn khó khăn. Dù thiệt hại nặng nề, nhưng mình xác định vẫn sẽ tiếp tục gắn bó với nghề nuôi cá nước lạnh, thời gian tới sẽ gia cố lại ao để nuôi lứa mới”, anh Dũng cho biết thêm.

Cá tầm của trang trại anh Đặng Hành Dũng thu gom được sau lũ mang bán với giá rẻ. Ảnh: Ngọc Tú.

Cá tầm của trang trại anh Đặng Hành Dũng thu gom được sau lũ mang bán với giá rẻ. Ảnh: Ngọc Tú.

Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn có khu nuôi cá nước lạnh tại xã Bằng Phúc (huyện Chợ Đồn), xã Văn Lang (huyện Na Rì) và một số trang trại ở huyện Ba Bể. Do trang trại nuôi cá tầm, cá hồi thường ở khu vực núi cao, nơi có khe nước sạch, mát mẻ nên rất dễ bị tác động bởi nước lũ, hoặc lũ quét.

Nhà cửa, vật nuôi, hoa màu thiệt hại nặng

Trận lũ lớn đêm 17, rạng sáng 18/5 cũng gây thiệt hại đến chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Thống kê sơ bộ cho thấy, có 90 con bò bị chết hoặc bị cuốn trôi. Trong số này chủ yếu là đàn bò đang nuôi tập trung trong khu chăn nuôi của Hợp tác xã Nhung Lũy (huyện Ba Bể).

Mưa lũ cũng khiến hơn hơn 335 ha ngô, lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại nặng nhất tại xã Nam Cường (huyện Chợ Đồn), còn lại rải rác ở các xã thuộc huyện Ngân Sơn, Ba Bể và Pác Nặm. Tại xã Yến Dương (huyện Ba Bể), mưa lũ khiến 70 ha cây bí xanh thơm bị hư hỏng.

Khảo sát của phóng viên tại một số địa phương ở tỉnh Bắc Kạn cho thấy, nhiều diện tích trồng lúa, ngô dọc bờ sông, suối bị nước lũ tràn qua khó khắc phục, thậm chí mất trắng. Hai bên bờ một số con sông lớn như sông Năng, sông Cầu, tình trạng sạt lở diễn ra ở nhiều nơi làm mất đất sản xuất, ảnh hưởng đến diện tích cây trồng của bà con.

Cánh đồng bị nước lũ tràn qua tại xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể. Ảnh: Ngọc Tú. 

Cánh đồng bị nước lũ tràn qua tại xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ông Phạm Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Bể cho biết, trong đợt lũ này, huyện Ba Bể chịu thiệt hại nặng nề nhất về tính mạng, tài sản, sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

“Hiện nay, tất cả các lực lượng đang bám sát cơ sở hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục sản xuất, di dời những hộ ở vùng nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai đến nơi an toàn”, ông Thịnh cho biết thêm.

Mưa lũ những ngày qua khiến 62 căn nhà trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn bị hư hỏng, nhiều nhất tại huyện Ba Bể với 36 căn, huyện Chợ Đồn 20 căn. Riêng tại huyện Ba Bể hiện còn nhiều nhà bị hư hỏng chưa thể thống kê đầy đủ.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Thú y Hải Phòng sau sáp nhập: [Bài cuối] Cơ hội vàng kiện toàn hệ thống thú y

HẢI PHÒNG Việc sáp nhập đã mang đến cho Hải Phòng cơ hội để thực hiện những giải pháp đột phá, kiện toàn hệ thống thú y và chuỗi giá trị chăn nuôi an toàn, bền vững

Tìm hướng đột phá tạo sự khác biệt cho cà phê Sơn La

Sơn La phấn đấu đến năm 2030 tái canh 9.800 ha cà phê, phát triển 5.950 ha cà phê đặc sản, 80 - 90% diện tích trồng mới sử dụng giống chuẩn.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất