| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau

Cà Mau tự tin năm thứ 3 liên tiếp xuất khẩu thủy sản vượt tỷ USD

Thứ Sáu 22/07/2022 , 09:00 (GMT+7)

Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau 6 tháng đầu năm đã đạt gần 700 triệu USD, nên kế hoạch 1,1 tỷ USD cả năm 2022 hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Xuất khẩu tôm tại Cà Mau được kỳ vọng vượt kế hoạch trên 1,1 tỷ USD trong năm 2022. Ảnh: Trọng Linh.

Xuất khẩu tôm tại Cà Mau được kỳ vọng vượt kế hoạch trên 1,1 tỷ USD trong năm 2022. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Phan Hoàng Vụ, Giám đốc sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: Xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm của tỉnh Cà Mau đạt gần 700 triệu USD. Với kết quả này bình quân trên 100 triệu USD/tháng, thường trong những tháng cuối năm xuất khẩu tiếp tục tăng cao, khả năng năm nay xuất khẩu tôm Cà Mau sẽ vượt xa kế hoạch (kế hoạch hơn 1,1 tỷ USD).

Hiệp định đối tác tự do kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, đây được xem là Hiệp định thương mại tự do được các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Cà Mau khai thác khá tốt nên kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường như: Mỹ, EU, Australia, Canada, Hàn Quốc, Nhật ...đều tăng mạnh. Đến nay, thủy sản của tỉnh Cà Mau đã xuất khẩu qua 64 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xuất khẩu tôm tăng mạnh kéo theo giá tôm nguyên liệu tăng theo, tạo phấn khởi cho người sản xuất. Hiện, loại 20 con/kg được thu mua tại đầm tôm có giá từ 225.000-235.000 đồng/kg; loại 25 con/kg giá từ 185.000-195.000 đồng/kg, loại con 30/kg giá từ 170.000 – 175.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 150.000-160.000 đồng/kg.

Ông Ngô Văn Phương, thương lái thu mua tôm nguyên liệu tại huyện U Minh (Cà Mau) cho biết: “Tôm nuôi khi thu hoạch đạt kích cỡ càng lớn thì giá trị càng cao và có chiều hướng tăng giá từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Theo ông Phương, hiện các doanh nghiệp thu mua chế biến rất chuộng tôm kích cỡ lớn, chủ yếu xuất nguyên con hoặc chế biến hàng gia tăng, xuất sang thị trường Mỹ, châu Âu.

Hiện, nguồn nguyên liệu đầu vào khá ổn định, đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất tại các nhà máy. Đây là kết quả thể hiện khả năng sản xuất trên lĩnh vực nuôi tôm trên địa bàn Cà Mau đang phát triển rất tốt. Điều này được thể hiện thông qua việc chuyển dần hình thức nuôi thâm canh sang siêu thâm canh, nhất là khi Cà Mau kiểm soát được dịch Covid-19.

Các nhà máy thu mua, chế biến XNK trên địa bàn tỉnh Cà Mau và VASEP nhận định, tôm nguyên liệu sẽ tăng trở lại bắt đầu từ đầu tháng 7/2022 cho đến trung thu (15/8 âm lịch), đặc biệt mặt hàng tôm sú dự báo sẽ tăng nhanh (theo CAMIMEX tôm sú loại 20 - 30 con/kg sẽ tăng từ 10.000 - 15.000 đ/kg vào đầu tháng 7/2022).

Người nuôi tôm tại Cà Mau không ngừng cải tiến mô hình nuôi phù hợp với biến đổi khí hậu. Ảnh: Trọng Linh.

Người nuôi tôm tại Cà Mau không ngừng cải tiến mô hình nuôi phù hợp với biến đổi khí hậu. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho biết: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có khoảng 160 hộ nuôi chuyển đổi hình thức sản xuất, với diện tích khoảng 115 ha, đưa tổng diện tích nuôi theo hình thức siêu lợi nhuận này hiện là gần 3.900ha/3.934 hộ nuôi, bình quân đạt từ 40 - 45 tấn/ha/năm.

Sau nhiều vụ nuôi thành công và từng bước cải tiến thông qua các mô hình sản xuất có hiệu quả, ông Lý Thường Kiệt, ấp Rạch Muỗi, xã Phú Hưng (huyện Cái Nước) nâng hình thức nuôi tôm từ thâm canh sang siêu thâm canh theo 2 giai đoạn trên diện tích hơn 1ha của gia đình.

Theo ông Kiệt, nuôi tôm siêu thâm canh 2 giai đoạn tối ưu được nhiều mặt, có thể quản lý dịch bệnh dễ dàng, hiệu quả, mang tính ổn định, phát triển nhanh, bền vững hơn”, ông Kiệt chia sẻ.

Cùng với những chuyển biến trong nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đến nay đã đạt gần 166.000 ha, diện tích đang thả nuôi đạt trên gần 100%. Đây là nguồn lực không nhỏ cung ứng lượng tôm có kích cỡ lớn cho chế biến xuất khẩu.

Thêm vào đó, sản lượng khai thác thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 117.000 tấn, trong đó, sản lượng tôm đạt gần 5.000 tấn, tăng trên 18% so cùng kỳ, kế hoạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau trong năm 2022 đạt trên 1,1 tỷ USD.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ 2021.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất