| Hotline: 0983.970.780

Bước tiến mới trong nuôi biển ở Khánh Hòa

Thứ Sáu 11/10/2024 , 10:32 (GMT+7)

Hợp tác xã nuôi biển công nghệ cao Vạn Ninh ra đời góp phần cho việc thực hiện chủ trương của tỉnh Khánh Hòa mở rộng thí điểm mô hình nuôi biển công nghệ cao.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa tặng hoa, đồng thời hỗ trợ con giống cho Hợp tác xã Nuôi biển công nghệ cao Vạn Ninh tại lễ ra mắt. Ảnh: KS.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa tặng hoa, đồng thời hỗ trợ con giống cho Hợp tác xã Nuôi biển công nghệ cao Vạn Ninh tại lễ ra mắt. Ảnh: KS.

Ngày 10/10, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa, tham dự lễ ra mắt Hợp tác xã Nuôi biển công nghệ cao Vạn Ninh do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Khánh Hòa phối hợp với UBND huyện Vạn Ninh tổ chức.

Tại buổi lễ, lãnh đạo UBND huyện Vạn Ninh đã trao giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Bên cạnh đó, lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã trao quyết định công nhận thành viên đối với Hợp tác xã Nuôi biển công nghệ cao Vạn Ninh gồm 5 thành viên.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Khánh Hòa, cho biết, thực hiện chủ trương của tỉnh về đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao xa bờ, theo đó mục tiêu đến năm 2030, chuyển đổi 100% lồng bè nuôi truyền thống sang lồng HDPE và nuôi công nghiệp vùng biển xa bờ, ứng dụng công nghệ cao.

Ngày 12/7/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về mở rộng thí điểm nuổi biển công nghệ cao. Sau đó, Tỉnh ủy Khánh Hòa ban hành thông báo số 947 ngày 24/7/2024 về kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về mở rộng thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa; UBND tỉnh ban hành Công văn số 8399 ngày 31/7/2024 triển khai thông báo số 947 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa, trong đó có giao nhiệm vụ cho Liên minh thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để vận động bà con nhân dân chuyển đổi lồng bè truyền thống sang lồng HDPE công nghệ cao.

Lãnh đạo tỉnh và các Sở, ngành thả con giống thủy sản vào lồng nuôi của Hợp tác xã. Ảnh: KS.

Lãnh đạo tỉnh và các Sở, ngành thả con giống thủy sản vào lồng nuôi của Hợp tác xã. Ảnh: KS.

Ngày 6/8, Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp cùng Sở NN-PTNT làm việc với huyện Vạn Ninh để vận động các thành viên từ Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản du lịch Vân Phong thống nhất vùng nuôi và hỗ trợ ban đầu để thành lập mới hợp tác xã.

Theo ông Dũng, việc Hợp tác xã Nuôi biển công nghệ cao Vạn Ninh ra đời góp phần cho việc thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và UBND tỉnh mở rộng thí điểm mô hình nuôi biển công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, là cơ sở quan trọng để thành viên và người nông dân thay đổi phương thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, kết hợp phát triển du lịch sinh thái và tăng năng suất, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

Tại buổi lễ, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa đã tặng hoa chúc mừng các thành viên của hợp tác xã, đồng thời hỗ trợ 2.000 con giống thủy sản, trị giá 35 triệu đồng cho Hợp tác xã Nuôi biển công nghệ cao Vạn Ninh.

Ông Hoàng cũng đã trực tiếp ra bè nuôi của Hợp tác xã để thăm, động viên, thả con giống vào lồng nuôi của Hợp tác xã. Tại đây, ông mong muốn Hợp tác xã sẽ ngày càng phát triển, sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển thêm nhiều thành viên mới, trở thành mô hình điểm về ứng dụng nuôi biển công nghệ cao để nhân rộng ra nhiều vùng nuôi khác trong tỉnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, thành lập thêm các hợp tác xã nuôi biển công nghệ cao ở các địa phương khác trong tỉnh nhằm từng bước cụ thể hóa Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về mở rộng thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao trên địa bàn.

Khánh Hòa là địa phương có tiềm năng và lợi thế về phát triển nuôi biển vì có 385km đường bờ biển, hơn 200 đảo lớn nhỏ, có 6 đầm và 3 vịnh đối kín gió thuận lợi cho sự phát triển kinh tế biển.

Toàn tỉnh hiện có 4 vùng nuôi chính gồm: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Ranh với tổng diện tích hằng năm 4.000ha, với trên 97.000 ô lồng nuôi trồng thủy sản. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản hằng năm của tỉnh đạt trên 18.000 tấn, với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, tôm sú, tôm chân trắng, ốc hương, cá biển, tu hài, cua, hải sâm...

Theo ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Khánh Hòa, sau khi đi vào hoạt động ổn định, năm 2025, Liên minh sẽ báo cáo đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ 1 lồng HDPE (theo hình thức vốn đối ứng Nhà nước 70% - Hợp tác xã 30%) để Hợp tác xã Nuôi biển công nghệ cao Vạn Ninh đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, ưu tiên cho Hợp tác xã tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để mở rộng sản xuất.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.