| Hotline: 0983.970.780

Bùng phát dịch lở mồm long móng tại Quảng Nam

Thứ Sáu 09/10/2020 , 14:52 (GMT+7)

Dịch bùng phát tại xã Đại Hồng và Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam với tổng số gia súc là trâu, bò được phát hiện mắc bệnh là 152 con.

Tiêm phòng vaccine lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Nam. Ảnh: BQN.

Tiêm phòng vaccine lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Nam. Ảnh: BQN.

Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Nam, hiện trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam xuất hiện bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò thuộc 101 hộ của 6 thôn, chủ yếu tại xã Đại Hồng.

Trong tổng số 152 con gia súc bị mắc bệnh có 149 con bò và 3 con trâu. Tổng số gia súc mắc bệnh bị chết là 12 con của 11 hộ, trọng lượng 1.536kg. Hiện tổng đàn trâu, bò của xã Đại Hồng khoảng 1.600 con, trong đó có 150 con trâu và 1.450 con bò.

Đàn trâu, bò mắc bệnh lở mồm long móng tại xã Đại Hồng và Đại Cường, huyện Đại Lộc đều đã được tiêm vaccine lở mồm long móng tháng 2, tháng 3 năm 2020 theo “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016 -  2020” do Bộ NN-PTNT ban hành tại Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY năm 2016, nhưng không hiểu nguyên nhân khiến dịch vẫn xảy ra?

Ông Nguyễn Thành Nam, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Nam thừa nhận, đàn trâu bò tại huyện Đại Lộc đã được tiêm vaccine lở mồm long móng type O đợt 1 vào tháng 2 và tháng 3 năm 2020. Nhưng do vướng dịch Covid-19 nên thời điểm tháng 7, tháng 8 Chi cục chưa tiến hành tiêm nhắc lại được nên không may dịch bệnh đã xảy giữa lúc đơn vị đang cho tiến hành tiêm nhắc lại đợt 2.

Ngay sau khi xảy ra dịch lở mồm long móng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Nam đã tiến hành kiểm tra, thống kê, lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh. Kết quả, phát hiện 2/2 mẫu dương tính với virus gây bệnh lở mồm long móng type O, 1/1 mẫu âm tính với vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng.

Hiện Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng nam đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tiêm phòng khẩn cấp bao vây ổ dịch với tổng số trâu, bò đã được tiêm là 250 con.

Trong thời gian tới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Nam sẽ tiếp tục xuất cấp vaccine, hóa chất hỗ trợ huyện Đại Lộc thực hiện chống dịch tại xã Đại Hồng. Chỉ đạo, hướng dẫn xử lý vết thương, che chắn chuồng trại chăn nuôi, theo dõi, giám sát việc chôn lấp gia súc mắc bệnh theo quy định. Hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng vôi để rải tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi, đặc biệt trong tình hình thời tiết bất lợi như hiện nay.

Tiếp tục tổ chức tiêm phòng khẩn cấp bao vây ổ dịch theo quy định tại Thông tư 07/BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ NN-PTNT. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã thành lập các tổ, chốt chặn hoặc đội kiểm tra liên ngành để giám sát việc bán chạy gia súc mắc bệnh, đồng thời xử lý vi phạm theo quy định.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.