| Hotline: 0983.970.780

Bò thịt chất lượng cao Bình Định

Thứ Năm 24/09/2020 , 06:45 (GMT+7)

Bình Định vừa được nhận nhãn hiệu chứng nhận bò thịt chất lượng cao, đây là động lực để tỉnh đẩy mạnh phát triển đàn bò và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong công cuộc tái cơ cấu ngành chăn nuôi, Bình Định quyết tâm thực hiện theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, ngay từ rất sớm, Bình Định đã thực hiện chương trình lai tạo giống bò, sau đó tiếp tục triển khai đề án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao giai đoạn 2015-2020.

Nhờ đó, chất lượng đàn bò không ngừng tăng lên. Hiện chất lượng đàn bò ở Bình Định đang đứng trong nhóm dẫn đầu cả nước với nhiều giống bò chất lượng cao như BBB, Red Angus và Kobe.

Sau 5 năm triển khai đề án chăn nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao, hiện đàn bò chất lượng cao ở Bình Định tăng trưởng mạnh. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Sau 5 năm triển khai đề án chăn nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao, hiện đàn bò chất lượng cao ở Bình Định tăng trưởng mạnh. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Sau thời gian thực hiện chương trình lai tạo giống bò, đến cuối năm 2015 tổng đàn bò ở Bình Định có 266.00 con với tỷ lệ bò lai đạt đến 77,5%; trong đó, số bê lai chất lượng cao với các giống BBB, Red Angus là 400 con.

Sau 5 năm, tổng đàn bò ở Bình Định hiện đã tăng đến 292.000 con, tỷ lệ bò lai đạt đến 87%, trong đó bò lai chất lượng cao chiếm 16% trong tổng đàn bò lai.

Theo ông Trần Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định, từ năm 2015 đến năm 2020, Bình Định đã phối giống được 445.000 con bò lai, trong đó bò chất lượng cao gần 237.000 con, số bê lai chất lượng cao tăng đến 44.000 con. Tổng đàn bò Bình Định hiện có 292.000 con, trong đó có đến 120.000 con bò cái nền, đây là nền tảng để tiếp tục đẩy mạnh công tác lai tạo đàn bò trong những năm tới.

Sau 1 năm nuôi, trọng lượng bò BBB có thể đạt trên 500kg/con. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Sau 1 năm nuôi, trọng lượng bò BBB có thể đạt trên 500kg/con. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Đề án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao khởi động vào năm 2015, trong năm đầu chỉ có 20.000 con bò được phối các giống chất lượng cao như BBB, Red Angus và Kobe. Do hiệu quả thấy rõ là bê lai chất lượng cao sinh ra được thị trường ăn mạnh, nên năm sau số bò được phối các giống nói trên tăng lên 60.000 con”, ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho biết.

Qua hơn 5 năm thực hiện đề án chăn nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao, ngành nông nghiệp Bình Định đã xây dựng được 43 mô hình trên địa bàn 7 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 1 phần chi phí mua con giống và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Kết quả cho thấy bò chất lượng cao thích nghi với phương thức nuôi thâm canh nên sức tăng trọng rất cao.

Theo tính toán của ngành nông nghiệp Bình Định, qua hơn 5 năm thực hiện đề án chăn nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao, người chăn nuôi ở tỉnh này đã có khoản doanh thu hơn 13.100 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt hơn 3.400 tỷ đồng. Hiệu quả kinh tế là vậy nên chăn nuôi bò thịt chất lượng cao đang trở thành xu hướng được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn.

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, trong thời gian gần đây, người tiêu dùng ở Bình Định và trong cả nước đang hướng đến sử dụng thịt bò thay thịt heo nên thị trường tiêu thụ thịt bò, nhất là thịt bò chất lượng cao tăng mạnh. Riêng năm 2019, tổng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ở Bình Định là trên 33.100 tấn, trong đó có đến 70-80% được xuất bán đi TP.HCM, Đà Nẵng và các tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Thời gian gần đây, thương lái khắp nơi trên cả nước tìm về Bình Định để mua bò thịt và bò giống chất lượng cao.

“Hiện Bình Định đã được sở hữu nhãn hiệu chứng nhận bò thịt chất lượng cao, đây là điều kiện tốt để Bình Định phát triển ngành nghề chăn nuôi bò thịt theo hướng bền vững, nâng cao giá trị trong chăn nuôi. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian tới”, ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất