| Hotline: 0983.970.780

Bỏ nuôi bò sang gà Đông Tảo, kiếm hàng trăm triệu đồng/năm

Thứ Sáu 29/07/2016 , 13:27 (GMT+7)

Bỏ nuôi bò, ông Nguyễn Văn Thi ở thôn Cảnh Phước, xã Hòa Tân Đông, huyện Đông Hòa (Phú Yên) chuyển sang nuôi gà Đông Tảo. Nhờ học hỏi những mô hình đi trước, ông đã nuôi gà thành công, kiếm hàng trăm triệu đồng/năm.

Ông Thi cho biết, ban đầu ông chỉ mua 1 cặp gà tại Bà Rịa - Vũng Tàu của ông chủ trang trại quê Hưng Yên để nuôi thử nghiệm . Trong quá trình nuôi thấy gà phát triển tốt, lớn nhanh, khỏe mạnh, ông tiếp tục mua thêm 4 con gà mái để gây đàn.

Năm 2013, đàn gà Đông Tảo nhà ông lên đến hàng trăm con, trong đó hàng chục cặp gà bố mẹ. Song lúc này ông lại bí đầu ra, không biết bán cho ai vì giá gà rất đắt.

“Nuôi thành công đã khó và khi kiếm đầu ra còn khó hơn, vì ở địa phương chưa biết đến giá trị của giống gà này. Lúc đó tôi “bí” quá nên bảo vợ mang gà ra chợ bán bớt và chịu giá thấp hơn thị trường, chứ càng nuôi nhiều là lỗ vốn nặng bởi gà ăn rất khỏe”, ông Thi kể.

Tuy nhiên việc bí đầu ra không làm ông Thi nản chí. Ông tiếp tục chinh phục thị trường bằng cách quảng bá gà Đông Tảo của gia đình qua internet. Qua đó nhiều người biết và tìm đến nhà ông để thu mua gà. Trong đó có một số nhà hàng lớn ở Phú Yên và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tìm đến và ký hợp đồng thu mua gà nhà ông theo nhu cầu.

“Lúc đó tôi mừng lắm vì gà đã có đầu ra ổn định, thu nhập gia đình cũng từ đó nâng lên. Hiện gia đình tôi ký hợp đồng với 2 nhà hàng ở TP Vũng Tàu, mỗi tuần cung cấp hàng chục con. Ngoài ra tôi còn cung cấp giống cho người chăn nuôi trong và ngoài xã. Thu nhập hàng năm gia đình tôi hiện nay lãi lên đến hàng trăm triệu đồng/năm, rất phấn khởi”, ông Thi cho biết thêm.

10-49-01_2
Một ô nuôi gà Đông Tảo của ông Thi

 

Nói về kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo, trước tiên ông Thi khẳng định gà này nuôi là để làm giàu, phù hợp với người có điều kiện kinh tế mới nuôi thành công.

“Giống gà này ăn khỏe lắm, càng ăn càng lớn và càng nâng cao giá trị con gà lên nên gia đình nuôi phải có điều kiện kinh tế. Thế nhưng bù lại giá trị gà thịt trên thị trường từ 250.000  -300.000 đ/kg, dịp tết cao hơn; còn giá gà giống từ 200.000 - 300.000 đ/con (1 tháng tuổi) giúp người nuôi lãi cao. Tuy nhiên để nuôi thành công phải tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh”, ông Thi chia sẻ.

Ông Nguyễn Viết Thuật, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Tân Đông đánh giá, so với các hình thức chăn nuôi khác trên địa bàn như nuôi dê, bò, heo rừng thì mô hình nuôi gà Đông Tảo của ông Thi mang lại thu nhập cao và ổn định nhất. Ông đã được Hội Nông dân tỉnh tặng bằng khen và đang đề xuất cấp trên tiếp tục tuyên dương...

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.