| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận không để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Thứ Hai 05/09/2022 , 17:50 (GMT+7)

Tỉnh Bình Thuận yêu cầu các địa phương cần phải quyết liệt hơn nữa trong kiểm soát, ngăn chặn, không để tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài.

Để quyết liệt hơn nữa công tác phòng chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) và chỉ đạo của UBND tỉnh.

Tỉnh Bình Thuận yêu cầu các sở ngành, địa phương tăng cường công tác chống khai thác IUU. Ảnh: KS.

Tỉnh Bình Thuận yêu cầu các sở ngành, địa phương tăng cường công tác chống khai thác IUU. Ảnh: KS.

Cùng với đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống khai thác IUU thường xuyên, sâu rộng với nhiều hình thức phù hợp. Các địa phương cần xác định tuyến truyền là nhiệm vụ căn bản, xuyên suốt để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của ngư dân, nhằm giảm thiểu các hành vi khai thác IUU.

UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành và chính quyền địa phương vùng biển triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lắp đặt thiết bị giám sát hàng trình (VMS) trên tàu cá theo Nghị quyết số 02 ngày 25/5/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng thời vận động số chủ tàu cá còn lại chưa lắp đặt thiết bị VMS khẩn trương lắp đặt, đảm bảo hoàn thành 100% tàu cá được lắp đặt thiết bị VMS trong quý III năm nay.

Bên cạnh đó, phối hợp với các Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo Văn phòng đại diện Kiểm soát nghề cá tại các cảng cá thực hiện nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến theo quy định. Các Ban Quản lý cảng cá thực hiện nghiêm túc việc giám sát tàu cá ra, vào cảng, thu nhật ký khai thác, giám sát sản lượng lên bến, xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; bảo quản và lưu trữ hồ sơ đảm bảo khoa học, đúng quy định; đồng thời rà soát các công việc liên quan đến công tác phòng, chống khai thác IUU tại cảng để chuẩn bị chu đáo cho việc kiểm tra của Đoàn Thanh tra của EC khi có yêu cầu.

Cùng với đó, Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương kiểm tra, đánh giá điều kiện hạ tầng cảng cá, tình hình bồi lấp luồng lạch... báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất của ngư dân và phục vụ phòng, chống khai thác IUU.

Trước mắt, Sở NN-PTNT khẩn trương phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT tỉnh, UBND thị xã La Gi tổ chức kiểm tra, đánh giá tình trạng xuống cấp, ô nhiễm môi trường khu vực bến 90 - 200 CV tại Cảng cá La Gi, đề xuất biện pháp khắc phục, thời gian hoàn thành trước ngày 15/9/2022.

Tỉnh Bình Thuận yêu cầu trong quý III phải hoàn thành việc lắp đặt thiết thị giám sát hành trình. Ảnh: KS.

Tỉnh Bình Thuận yêu cầu trong quý III phải hoàn thành việc lắp đặt thiết thị giám sát hành trình. Ảnh: KS.

Ngoài ra, Sở NN-PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương vùng biển rà soát số lượng tàu cá, tập trung thực hiện đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá để quản lý, kiểm soát năng lực tàu cá, điều kiện hành nghề theo đúng quy định Luật Thủy sản năm 2017; đồng thời xử lý nghiêm các chủ tàu cố tình né tránh việc đăng ký, cấp phép khai thác thủy sản mặc dù đã được cơ quan chức năng thông báo, cảnh báo…

UBND tỉnh yêu cầu UBND thị xã La Gi và các địa phương có nhiều tàu cá nguy cơ cao vị phạm vùng biển nước ngoài cần phải quyết liệt hơn nữa trong kiểm soát, ngăn chặn, không để tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài.

Các địa phương cần phân công cán bộ khu phố, xóm, thôn theo dõi, nắm chắc tàu thuyền, lao động biển tại địa bàn, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể tại địa phương theo dõi, giám sát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá có biểu hiện nghi vấn đi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Nhất là các tàu cá thường xuyên hoạt động, lưu trú ngoài tỉnh, tàu cá không đủ điều kiện hành nghề vùng khơi (chiều dài dưới 15 mét) nhưng vẫn đi đánh bắt vùng khơi…

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.