| Hotline: 0983.970.780

Bệnh khô vằn hại ngô

Thứ Ba 22/03/2011 , 10:38 (GMT+7)

Bệnh khô vằn là một trong những bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đối với cây ngô (cây bắp) ở nước ta.

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra, chúng có thể phát sinh, phát triển và gây hại quanh năm, nhưng nhiều nhất vẫn là ở vụ ngô hè và hè thu, vì thời tiết lúc này thường nóng, ẩm, mưa nhiều (nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí và cả ẩm độ đất đều cao) rất thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh, phát triển. Thông thường bệnh chỉ xuất hiện và gây hại trên bẹ lá, trên lá, nhưng nếu nặng bệnh có thể hại trên cả lá bi, khi đã leo lên được đến lá bi thì dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, có khi giảm tới bảy, tám chục phần trăm.

Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm hình bầu dục mầu lục tối, ướt, sau đó phát triển rộng dần ra, nhiều vết liên kết dính lại với nhau thành những đám bệnh lớn kéo dài không có hình thù nhất định, vằn vèo giống như da hổ hoặc như những đám mây. Trường hợp nặng vết bệnh có thể bao phủ nhiều diện tích của bẹ lá, phiến lá. Nếu trời khô vết bệnh sẽ bị khô và có màu xám lục, nếu trời ẩm vết bệnh có thể bị mục. Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô, nhưng nhiều nhất vẫn là từ khi cây ngô trỗ cờ trở đi.

Thực tế đồng ruộng cho thấy những ruộng trồng dày, nhiều cỏ dại, bít bùng, không thông thoáng; những ruộng bón quá nhiều phân đạm làm cho cây ngô tốt lốp, yếu ớt; những ruộng trồng ngô liên tục nhiều vụ, nhiều năm, hoặc trồng trên những chân đất trồng lúa vụ trước đã bị bệnh khô vằn gây hại nhiều... thường là những ruộng dễ bị bệnh khô vằn gây hại hơn các ruộng khác.

Để hạn chế tác hại của bệnh đến mức thấp nhất, bà con phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp ngay từ đầu vụ. Sau đây là một số biện pháp chính:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 57 ra ngày 22/3/2011)

Xem thêm
Xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi, Nam Định tổng lực dập dịch

Tỉnh Nam Định phát công văn hỏa tốc yêu cầu các địa phương tổng lực dập dịch sau khi xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 2 xã thuộc 2 huyện.

Quản lý nghiêm ngặt quy hoạch, không để sầu riêng phát triển 'nóng'

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, cần nâng tỷ lệ cấp mã vùng lên 70-80% để phát triển ngành sầu riêng bền vững, giữ ổn định xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh quốc tế.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Xây dựng vùng nuôi nhuyễn thể chuẩn quốc tế, nâng giá trị xuất khẩu

Việt Nam đẩy mạnh xây dựng vùng nuôi nhuyễn thể theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến phát triển bền vững và nâng tầm xuất khẩu trên thị trường thủy sản toàn cầu.

Thiếu hành động quyết liệt, rừng đặc dụng vẫn là 'bãi săn' động vật hoang dã

Đại diện các ban quản lý rừng đặc dụng ưu tiên siết chặt kiểm soát bẫy bắt, thiết lập quy định chăn thả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản lý cộng đồng.